Ông Lê Anh Tú - Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) (Ảnh: VNExpress).
Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) (Ảnh: VNExpress).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981, tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ 4 này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường.

Đặc biệt, ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn (trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó, ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

Trước sự việc đáng tiếc trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, nhưng cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Đọc thêm

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.

Cúng Rằm tháng 7 năm nay tốt nhất ngày nào?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Theo quan niệm dân gian, thông thường, lễ cũng Rằm tháng 7 từ ngày 10 đến 15 tháng 7 Âm lịch và tùy từng năm, có thể lựa chọn ngày được cho là tốt nhất. Năm nay, ngày tốt nhất được cho là chính Rằm...

Thư giãn tinh thần nhờ bơi lội

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
(PLVN) - Với khí hậu ấm áp, nhiều sông suối, bãi biển đẹp, mùa hè ở Việt Nam rất phù hợp để bơi lội. Hiện nay, không ít người dân lựa chọn bộ môn bơi để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.