Cha có tiền sử bệnh tâm thần, giết mẹ đẻ trong lúc kích động. Ra tù, người cha về nhà thi thoảng lại lên cơn điên khiến các con phải nuốt nước mắt làm cũi nhốt ông. 5 năm nay, người đàn ông tội nghiệp này phải sống trong cũi gỗ chốn rừng sâu núi thẳm...
“Nàng tiên nâu” khiến người chồng thành kẻ sát nhân
Phía sau bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) cứ hàng đêm lại phát ra tiếng gầm gừ, gào thét như tiếng loài thú dữ khiến khách lạ đến đây phải rợn người, sởn da gà. Nhưng thực ra, những âm thanh ghê rợn đó là của một con người có tên tuổi, gia đình đàng hoàng. Ông là Lô Văn Tuyên (56 tuổi), bị nhốt trong chiếc cũi gỗ chốn rừng sâu suốt 5 năm nay.
Ông Tuyên ăn, ngủ, vệ sinh tất cả “khép kín” trong cái cũi gỗ. |
Không biết có phải bởi dư chấn tai hại của “nàng tiên nâu” hay không nhưng năm 1995, cuộc đời ông Tuyên đã đột ngột rẽ sang hướng khác khi ông bắt đầu có những suy nghĩ, biểu hiện “đầu óc bất thường” và hàng loạt hành vi mà một người bình thường không bao giờ thể hiện.
Cùng với các dấu hiệu của bệnh tâm thần trên, ông Tuyên bỗng trở nên hung bạo khác thường, đánh đập vợ con và chửi bới mọi người như cơm bữa, trong đó phần lớn các vụ gây hấn này không vì một hiềm khích hay mâu thuẫn nào cả. Lúc đầu, cả vợ con ông Tuyên cũng như người trong bản đều rất khó chịu, nhưng dần dần, với tính vị tha, người ta cũng thông cảm cho người đàn ông điên này.
Từ năm 1995 đến năm 1997, ông Tuyên liên tục lên cơn và bệnh tình ngày càng nặng thêm nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn cũng như hiểu biết về y học của người dân địa phương còn hạn chế, bệnh nhân tâm thần này đã không được điều trị kịp thời và tận gốc. Bi kịch và tang tóc cuối cùng cũng phủ kín gia đình ông Tuyên. Một ngày đầu năm 1997, trong khi vợ con đang nằm ngủ thì ông Tuyên lên cơn điên. Người đàn ông cầm một khúc củi to đập mạnh vào đầu vợ (bà Vọng Thị Kim) khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Bị nhốt vào cũi vì khiến cửa nhà tan nát, xóm làng đảo điên
Vì tội ác này, ông Tuyên bị bắt và bị phạt 4 năm tù giam. Năm 2002, ông Tuyên chấp hành xong bản án, ra tù về địa phương trong tình trạng sức khỏe bình thường. Nhưng sau một năm sinh sống như một người khỏe mạnh, đến năm 2003 ông lại tái phát bệnh cũ.
Anh Lô Văn Xanh (30 tuổi, con trai thứ 3 ông Tuyên) hồi tưởng: “Hàng đêm, cứ đến khoảng 2-3h sáng là bố tôi lại lên cơn la hét. Không chỉ đập phá đồ đạc trong nhà, ông còn đi khắp bản lấy đất đá ném vào nhà người khác khiến bản làng không ai chịu nổi. Nhưng dân bản không đánh bố tôi, họ chỉ đến nhắc nhở chúng tôi phải trông coi bố để họ ngủ và trẻ con không phải sợ hãi khi gặp ông”.
“Thế nên gia đình, anh em họ hàng nhà tôi đã phải họp nhau lại và quyết định đưa bố lên rừng, làm cái cũi lớn cho ông ở. Chuyện cũng chẳng đặng đừng bởi bệnh ông đã nặng đến mức không ai trông coi nổi bố tôi một khi ông đã lên cơn...”, anh Xanh tâm sự trong tiếng thở dài.
Và thế là, 6 người con của ông Tuyên nuốt nước mắt cùng nhau lên rừng chặt củi, gỗ, mua vật liệu để dựng cũi cho bố. Người dân trong bản thấy cảnh tượng ấy cũng xót xa lắm, nhưng vì sự an nguy của trẻ con và người già nên họ cũng đành phải tặc lưỡi chấp nhận cách làm kỳ dị được cho là “hạ sách”, là “giải pháp cuối cùng” này.
Nuốt nước mắt nhìn cha một mình co quắp giữa rừng
Từ năm 1995 đến năm 1997, ông Tuyên liên tục lên cơn và bệnh tình ngày càng nặng thêm nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn cũng như hiểu biết về y học của người dân địa phương còn hạn chế, bệnh nhân tâm thần này đã không được điều trị kịp thời và tận gốc. Bi kịch và tang tóc cuối cùng cũng phủ kín gia đình ông Tuyên. Một ngày đầu năm 1997, trong khi vợ con đang nằm ngủ thì ông Tuyên lên cơn điên. Người đàn ông cầm một khúc củi to đập mạnh vào đầu vợ (bà Vọng Thị Kim) khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Bị nhốt vào cũi vì khiến cửa nhà tan nát, xóm làng đảo điên
Vì tội ác này, ông Tuyên bị bắt và bị phạt 4 năm tù giam. Năm 2002, ông Tuyên chấp hành xong bản án, ra tù về địa phương trong tình trạng sức khỏe bình thường. Nhưng sau một năm sinh sống như một người khỏe mạnh, đến năm 2003 ông lại tái phát bệnh cũ.
Anh Lô Văn Xanh (30 tuổi, con trai thứ 3 ông Tuyên) hồi tưởng: “Hàng đêm, cứ đến khoảng 2-3h sáng là bố tôi lại lên cơn la hét. Không chỉ đập phá đồ đạc trong nhà, ông còn đi khắp bản lấy đất đá ném vào nhà người khác khiến bản làng không ai chịu nổi. Nhưng dân bản không đánh bố tôi, họ chỉ đến nhắc nhở chúng tôi phải trông coi bố để họ ngủ và trẻ con không phải sợ hãi khi gặp ông”.
“Thế nên gia đình, anh em họ hàng nhà tôi đã phải họp nhau lại và quyết định đưa bố lên rừng, làm cái cũi lớn cho ông ở. Chuyện cũng chẳng đặng đừng bởi bệnh ông đã nặng đến mức không ai trông coi nổi bố tôi một khi ông đã lên cơn...”, anh Xanh tâm sự trong tiếng thở dài.
Và thế là, 6 người con của ông Tuyên nuốt nước mắt cùng nhau lên rừng chặt củi, gỗ, mua vật liệu để dựng cũi cho bố. Người dân trong bản thấy cảnh tượng ấy cũng xót xa lắm, nhưng vì sự an nguy của trẻ con và người già nên họ cũng đành phải tặc lưỡi chấp nhận cách làm kỳ dị được cho là “hạ sách”, là “giải pháp cuối cùng” này.
Nuốt nước mắt nhìn cha một mình co quắp giữa rừng
Từ đấy, cái cũi trên rừng đã bất đắc dĩ trở thành “nhà” của ông Tuyên. Người đàn ông tuổi cao sức yếu ấy phải ăn, uống, ngủ, nghỉ và... đi vệ sinh tại chỗ trong những đêm mưa lạnh xối xả cũng như những ngày nắng nóng oi ả.
Theo người nhà ông Tuyên, quãng thời gian ở trong cũi gỗ giữa rừng, bình thường ông Tuyên trông hiền lành như cục đất, khi nằm ngủ ông hay cuộn mình như đứa trẻ con. Nhưng mỗi lần ông lên cơn lại khác hẳn, có khi đến 3, 4 người con vất vả lắm mới khống chế được ông. Những cơn điên loạn cướp đi phần nhân tính của ông Tuyên, ngay cả các con ông cũng phải tính toán, quan sát kỹ lưỡng để dám chắc là ông đang “không điên” thì mới dám mở các lớp khóa chui vào cũi vệ sinh cho ông, giúp ông thay quần áo.
Còn chuyện tiếp tế thực phẩm cho ông Tuyên, anh Xanh kể: “Mỗi buổi sáng anh em trong nhà tôi lại thay nhau mang cơm nếp lên cho bố ăn. Đến trưa và chập tối hàng ngày, dù nắng, dù mưa chúng tôi cũng cố gắng mang cơm lên để bố ăn đủ ngày ba bữa. Nhưng cũng có lúc bố lên cơn nặng quá thì anh em chúng tôi cũng chỉ biết đứng từ xa mà nhìn ông thôi…”, anh Xanh tâm sự trong hai hàng nước mắt...
Bản làng cũng không còn những đêm mất ngủ vì bị ông ném đất đá vào người, nhưng ông Tuyên thì lại sống một mình trong rừng đối mặt với thú rừng, muỗi, vắt, bệnh tật… và bóng đêm bao phủ. Tiếng thét gào vẫn còn đó, ông Tuyên lại một lần nữa “lĩnh án tù” trong chiếc cũi gỗ mà các con ông đóng, dù không mang tội.
Theo người nhà ông Tuyên, quãng thời gian ở trong cũi gỗ giữa rừng, bình thường ông Tuyên trông hiền lành như cục đất, khi nằm ngủ ông hay cuộn mình như đứa trẻ con. Nhưng mỗi lần ông lên cơn lại khác hẳn, có khi đến 3, 4 người con vất vả lắm mới khống chế được ông. Những cơn điên loạn cướp đi phần nhân tính của ông Tuyên, ngay cả các con ông cũng phải tính toán, quan sát kỹ lưỡng để dám chắc là ông đang “không điên” thì mới dám mở các lớp khóa chui vào cũi vệ sinh cho ông, giúp ông thay quần áo.
Còn chuyện tiếp tế thực phẩm cho ông Tuyên, anh Xanh kể: “Mỗi buổi sáng anh em trong nhà tôi lại thay nhau mang cơm nếp lên cho bố ăn. Đến trưa và chập tối hàng ngày, dù nắng, dù mưa chúng tôi cũng cố gắng mang cơm lên để bố ăn đủ ngày ba bữa. Nhưng cũng có lúc bố lên cơn nặng quá thì anh em chúng tôi cũng chỉ biết đứng từ xa mà nhìn ông thôi…”, anh Xanh tâm sự trong hai hàng nước mắt...
Bản làng cũng không còn những đêm mất ngủ vì bị ông ném đất đá vào người, nhưng ông Tuyên thì lại sống một mình trong rừng đối mặt với thú rừng, muỗi, vắt, bệnh tật… và bóng đêm bao phủ. Tiếng thét gào vẫn còn đó, ông Tuyên lại một lần nữa “lĩnh án tù” trong chiếc cũi gỗ mà các con ông đóng, dù không mang tội.
“Vẫn biết nhốt bố mình là vi phạm pháp luật, con nhốt bố mẹ cũng không hợp với đạo lý nhưng không làm như rứa thì không còn cách mô khác. Nhà nghèo, anh em lập gia đình mỗi người một cảnh, không có đủ tiền để đưa bố đi xuống tỉnh chữa bệnh, mà không nhốt lại thì bố lại đi gây chuyện với người trong dân bản, nhỡ chẳng may lại gây án mạng. Nên anh em chúng tôi đành phải làm như vậy...”, anh Xanh nói.
Người như ông Tuyên, chỉ vì mang bệnh tật mà bị nhốt vào cũi là một trường hợp không đáng xảy ra. Theo quy định của Chính phủ, người mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần là đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý. Ông Tuyên cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, của xã hội để ông không còn phải sống những ngày tháng khổ cực hơn cả trong tù.
Ngô Văn