Nửa thế kỷ đã qua từ khi Công ước UNESCO 1972 ra đời

 Khuyến nghị Warsaw được đưa ra tại kỳ họp của UNESCO về việc khôi phục Di sản Thế giới vào năm 2018. (Ảnh: UNESCO)
Khuyến nghị Warsaw được đưa ra tại kỳ họp của UNESCO về việc khôi phục Di sản Thế giới vào năm 2018. (Ảnh: UNESCO)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (gọi tắt là Công ước 1972) được xem là Công ước quốc tế duy nhất và có ảnh hưởng nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Năm 2022 là dấu mốc ghi nhận thế giới đã trải qua một nửa thế kỷ kể từ khi Công ước 1972 ra đời.

Liên kết để bảo vệ di sản

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), ý tưởng tạo ra một phong trào quốc tế để bảo vệ di sản xuất hiện từ sau Thế chiến thứ I. Sự kiện làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt của quốc tế là quyết định xây dựng đập Aswan ở Ai Cập – đập nước này có thể làm ngập thung lũng nơi có các ngôi đền Abu Simbel, di sản của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Năm 1959, sau lời kêu gọi của Chính phủ Ai Cập và Sudan, UNESCO đã phát động một chiến dịch quốc tế về bảo vệ những di sản.

Các nghiên cứu khảo cổ học ở các khu vực bị ngập lụt được thực hiện. Sau đó, các ngôi đền Abu Simbel và Philae đã được tháo dỡ, chuyển đến khu đất khô ráo và xây dựng lại. Chiến dịch này trị giá khoảng 80 triệu USD, một nửa trong số đó được tài trợ bởi 50 quốc gia. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tình đoàn kết và trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc bảo tồn các di sản văn hoá. Đồng thời, thành công của dự án này đã thúc đẩy các chiến dịch bảo vệ di sản khác, chẳng hạn như bảo vệ khu vực đầm phá Venice (Ý), Di tích khảo cổ học Moenjodaro (Pakistan) và Khu đền thờ Borobodur (Indonesia).

Bên cạnh đó, ý tưởng kết hợp bảo tồn các di sản văn hóa với thiên nhiên đến từ Hoa Kỳ. Một Hội nghị của Nhà Trắng ở Washington DC vào năm 1965 đã kêu gọi “Ủy thác Di sản Thế giới” thúc đẩy sự hợp tác quốc tế để bảo vệ “các khu vực thiên nhiên và danh lam thắng cảnh tuyệt vời trên thế giới và các di tích lịch sử cho hiện tại, tương lai của toàn thể công dân thế giới”. Năm 1968, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phát triển các đề xuất tương tự cho các thành viên. Những đề xuất này cũng được trình bày trước hội nghị năm 1972 của Liên Hợp quốc về môi trường con người ở Stockholm.

Chính vì thế, ngày 16/11/1972, tại Kỳ họp lần thứ 17 diễn ra ở Thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (gọi tắt là Công ước 1972). Sự ra đời của Công ước này là do những ghi nhận của Đại hội đồng UNESCO về việc “di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa”.

Trong khi đó, việc bảo vệ di sản ở các cấp quốc gia thường không được hoàn chỉnh bởi vì việc này đòi hỏi rất nhiều phương tiện, nguồn lực về kinh tế, khoa học và kỹ thuật mà không phải quốc gia nào cũng tiếp cận được. Cùng với nhiều nguy cơ khác mà các quốc gia phải đối mặt, Đại hội đồng UNESCO nhận thấy cần thiết phải có một Công ước mới làm căn cứ, cơ sở pháp luật cho tất cả các quốc gia thành viên có thể tham gia để cùng nhau bảo vệ di sản văn hoá, thiên nhiên.

Năm 2020 là dấu mốc ghi nhận đã có 194 quốc gia trở thành thành viên của Công ước này. Có thể xem đây là Công ước quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng nhất, được các quốc gia thành viên nghiên cứu áp dụng trong việc bảo vệ và quản lý các di sản thế giới, trong đó công tác bảo vệ di sản văn hóa luôn phải gắn liền với bảo vệ thiên nhiên.

Nhìn lại nửa thế kỷ vừa qua

Năm 1975, Công ước 1972 chính thức có hiệu lực sau khi 20 quốc gia thành viên đầu tiên phê chuẩn. Danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa được tạo ra để thu hút sự chú ý đến các di sản cần được quốc tế đặc biệt xem xét và hỗ trợ ưu tiên. Quỹ Di sản Thế giới được thành lập để hỗ trợ các quốc gia thành viên xác định, bảo tồn và phát huy các Di sản Thế giới thông qua các khoản đóng góp bắt buộc và tự nguyện.

Đồng bằng Okavango ở Botswana là địa điểm thứ 1.000 được ghi nhận.

Đồng bằng Okavango ở Botswana là địa điểm thứ 1.000 được ghi nhận.

Ba năm sau đó, Ủy ban Di sản Thế giới đã công bố Hướng dẫn Hoạt động để Thực hiện Công ước Di sản Thế giới, trong đó đưa ra các tiêu chí lựa chọn để ghi nhận các di sản vào Danh sách Di sản Thế giới và các nguyên tắc cơ bản về việc giám sát, báo cáo. Đáng nói, quần đảo Galápagos của Ecuador trở thành địa điểm đầu tiên trong số 12 địa điểm được ghi nhận trong Danh sách Di sản Thế giới.

Năm 1992, với 377 địa điểm được ghi nhận trong 20 năm đầu tiên thực hiện Công ước, Trung tâm Di sản Thế giới được thành lập để đảm bảo việc thực hiện Công ước hiệu quả hơn. Một loạt địa điểm mới được thêm vào, góp phần khiến cho Công ước 1972 trở thành công cụ pháp lý đầu tiên về công nhận và bảo vệ cảnh quan văn hóa trên thế giới.

Năm 1994, Ủy ban Di sản Thế giới thông qua “Chiến lược Toàn cầu về Danh sách Di sản Thế giới Cân bằng, Đại diện và Đáng tin cậy”. Theo đó, văn kiện Nara góp phần thừa nhận bản chất cụ thể của các giá trị di sản trong từng bối cảnh văn hóa.

Năm 2002, Ủy ban tiếp tục thông qua Tuyên bố Budapest về Di sản Thế giới, mời tất cả các bên liên quan hỗ trợ bảo tồn Di sản Thế giới với bốn Mục tiêu Chiến lược chính (4C): Uy tín (Credibility), Bảo tồn (Conservation), Nâng cao năng lực (Capacity-building) và Liên lạc (Communication). Sáng kiến ​​Đối tác Di sản Thế giới, ngày nay được gọi là PACT, được đưa ra nhằm khuyến khích các mối quan hệ đối tác công - tư và thiết lập một khuôn khổ mà qua đó một loạt các tổ chức cũng như cá nhân có thể đóng góp vào việc bảo tồn các Di sản Thế giới trên khắp thế giới.

Đến năm 2007, Ủy ban Di sản Thế giới bổ sung chữ “C” thứ năm, Cộng đồng, vào Mục tiêu Chiến lược, nhằm nêu bật vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn Di sản Thế giới.

Năm 2014, đồng bằng Okavango ở Botswana là địa điểm thứ 1.000 được ghi nhận trong Danh sách Di sản Thế giới. Đồng bằng châu thổ này sở hữu một hệ sinh thái đa dạng và là nơi sinh sống của một số loài động vật có vú lớn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, ví như báo gêpa, tê giác trắng, tê giác đen, chó hoang và sư tử châu Phi.

Tháng 5/2018, Khuyến nghị Warsaw về Phục hồi và Tái tạo Di sản Văn hóa được công bố tại Hội nghị quốc tế của UNESCO tại Ba Lan. Khuyến nghị này cung cấp những hướng dẫn chung về việc khôi phục và phục hồi các di sản thế giới do bị tác động bởi xung đột vũ trang hoặc thảm hoạ do thiên tai gây ra.

Công ước UNESCO 1972 được xem là Công ước quốc tế duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Từ khi ra đời đến nay, sau 50 năm Công ước này vẫn chưa thay đổi, với 08 chương, 38 điều, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng về Di sản Thế giới. Đồng thời đặt ra nhiệm vụ của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản được vinh danh; thực hiện nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để áp dụng các biện pháp giúp các di sản tạo ra sinh kế cho người dân.

Như vậy, đến năm 2022 là tròn 50 năm thế giới thực hiện Công ước 1972 về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên – một dấu mốc quan trọng để ngẫm lại quá khứ và cũng để hướng tới tương lai là 50 năm tiếp theo, các quốc gia sẽ tiếp tục kế thừa, duy trì và phát triển những thành tựu đã đạt được lên một tầm cao mới. Thông qua việc thực hiện Công ước này, các quốc gia thành viên cùng chung tay bảo vệ và trân trọng di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, thể hiện cam kết chung trong việc bảo tồn di sản hiện tại cho các thế hệ tương lai.

Đọc thêm

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.