Nữ bác sĩ nghèo gồng mình chống chọi ung thư vì bệnh nhân và hai con nhỏ

Khi đến thăm nhà Hạnh, đồng nghiệp không khỏi chạnh lòng vì trong nhà chỉ có 1 chiếc tivi cũ là đáng giá. 10 năm đèn sách cô chưa kịp báo đáp công ơn của bố mẹ già, hai con còn quá nhỏ... Hôm nay, Hạnh sẽ được phẫu thuật liên tiếp bụng và lồng ngực. 

Xuất thân từ một vùng quê yên ả ở Ninh Bình, Nguyễn Thị Hạnh phấn đấu để thực hiện ước mơ thành bác sĩ. Tốt nghiệp loại giỏi lớp bác sĩ nội trú khóa 35 chuyên ngành Nội xương khớp, Đại học Y Hà Nội năm 2014, Hạnh về công tác tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai.

Cô có hai con gái bé bỏng, lo cho gia đình nhỏ của mình và phụ dưỡng bố mẹ già hai bên nội ngoại ở quê nhà bằng đồng lương công chức.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh

Số phận đã không mỉm cười với Hạnh khi cô vừa nhận xong tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú được 1 năm thì bị lưu thai bé thứ hai khi có bầu gần 6 tháng. Sau đó khoảng 1 tháng, nữ bác sĩ tình cờ phát hiện mình bị ung thư tuyến vỏ thượng thận (đã cắt bỏ khối u được 3 năm, một loại ung thư hiếm gặp không đáp ứng với hoá chất và xạ trị).

Đứng giữa quyết định điều trị hoá chất và sinh con, Hạnh đã từ chối điều trị để có thêm 1 em bé. "Em mong muốn khi em có ra đi ít ra con còn có 2 chị em đỡ đần nhau", Hạnh bày tỏ.

Sau phẫu thuật, Hạnh vẫn tiếp tục công việc là bác sĩ điều trị tại khoa Cơ xương khớp. Theo đồng nghiệp công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, "bác sĩ Hạnh luôn làm việc tích cực, không than phiền hay kêu ca bất cứ điều gì và với bất cứ ai, em giúp đỡ tất cả mọi người, tận tụy với người bệnh như người thân của chính mình, em đã được rất nhiều người bệnh và người nhà người bệnh viết thư khen... Em luôn nhìn cuộc sống với một niềm tin, niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng". 

Kể cả khi phát hiện tế bào ung thư đã bị di căn nhiều nơi trung thất, phổi và ổ bụng với nhiều khối u kích thước rất lớn gần 10 cm, Hạnh vẫn đi làm, vẫn chăm sóc chu đáo các bệnh nhân. Chỉ sau khi hội chẩn quyết định phương pháp điều trị đã rõ ràng, cô mới thổn thức với đồng nghiệp: "Anh chị ơi em vẫn chưa cho gia đình biết, em sợ bố mẹ sẽ buồn, em muốn được chăm bố mẹ lúc tuổi già, em phải thế nào với hai đứa con còn quá nhỏ của em đây?".

Tâm sự của Hạnh khiến các người nghe phải kìm nước mắt. Khi đến thăm nhà Hạnh, đồng nghiệp không khỏi chạnh lòng vì trong nhà cô chỉ có 1 chiếc tivi cũ là đáng giá nhất. 10 năm đèn sách cô chưa kịp báo đáp công ơn của bố mẹ già, hai con còn quá nhỏ...

Hôm nay, 12/2, Hạnh sẽ được các chuyên gia đầu ngành của bệnh viện Việt Đức phẫu thuật liên tiếp bụng và lồng ngực. Trước ngày phẫu thuật, cô vẫn cố giấu lo lắng và sợ hãi, bình tĩnh khám, kê đơn cho bệnh nhân để người bệnh về quê ăn Tết. 

Các bác sĩ nội trú khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai đang kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ bác sĩ Hạnh, qua tài khoản Nguyễn Thị Hạnh, số 103007111643, ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàng Mai. Hoặc gửi trực tiếp theo địa chỉ: Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh, khoa Cơ xương khớp, tầng 2, nhà P, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.