'Nóng' về vấn đề dựng tượng đài vua Hùng

Nhiều người dân tham gia bầu chọn mẫu tượng Vua Hùng.
Nhiều người dân tham gia bầu chọn mẫu tượng Vua Hùng.
(PLO) -Sáng 10/1, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ sẽ có buổi làm việc với Ban bí thư Trung ương Đảng về việc chọn mẫu tượng đài Hùng Vương nào để xây dựng tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Kết quả sẽ dựa trên hai mẫu tượng đài đã vượt qua 2 vòng thi tuyển nghiêm ngặt từ phía hội đồng chuyên môn và ý kiến nhân dân. 

Không dễ gì dựng lại hình ảnh Vua Hùng

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Phú Thọ là địa phương đầu tiên lập dự án xây dựng tượng đài Hùng Vương trên cơ sở cân nhắc lựa chọn địa điểm, hình tượng nhân vật dựa trên các cơ sở khoa học cũng như tư liệu hiện có. 

UBND tỉnh Phú Thọ đã sơ bộ thống nhất vị trí lựa chọn xây dựng tượng đài nằm tại khu đồi Phân Bùng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng và giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng làm Chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định.

Việc xây dựng tượng đài Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công đức của người dân Việt đối với tổ tiên, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO vinh danh.

Phú Thọ đã tổ chức mời thi tuyển chọn "mẫu tượng đài Hùng Vương" rộng rãi trên cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương từ 15/08/2015.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, thành viên Hội đồng tuyển chọn cho biết: "Vua Hùng là một nhân vật trong lịch sử cách đây hàng nghìn năm, thật không dễ gì dựng lại hình ảnh của vị vua này. Tất cả chỉ có một vài dữ liệu sử sách viết về Vua Hùng, rất mơ hồ, chung chung về mặt tạo hình.

Vì thế, ngay cả việc tìm ra một chứng cứ để khẳng định trang phục nào của thời nào cũng đã vô cùng khó khăn. Đây cũng là bài toán khá hóc búa và là áp lực khá lớn đối với những người tham gia cuộc thi “Sáng tác phác thảo mẫu Tượng đài Hùng Vương”. Về những bức phác thảo gửi đến dự thi, ông Thành đánh giá đều có sự tìm tòi, nghiên cứu khá kỹ về lịch sử, đáp ứng tốt về yêu cầu thẩm mỹ. 

Để chọn ra được 3 mẫu phác thảo tốt nhất từ 21 phương án gửi tới tham dự, ban tổ chức đã phải làm việc miệt mài, trên cơ sở tổ chức chấm và xét chọn công khai, minh bạch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của Hội đồng nghệ thuật, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức cuộc thi cùng các cơ quan truyền thông.

Ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: Nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử cũng như tâm linh của tượng đài Hùng Vương, Hội đồng nghệ thuật gồm 11 thành viên là các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực điêu khắc, hội họa đã thống nhất cao về phương thức chấm chọn, theo đó, 21 tác phẩm tham gia dự thi đã được đánh mã số ngẫu nhiên, riêng mã số dự thi của tác giả được niêm phong theo hình thức bảo mật.

Sau 3 lần bỏ phiếu bình chọn, Hội đồng nghệ thuật thống nhất chọn ra 3 phương án, tác phẩm tiêu biểu được vào vòng 2, đồng thời được ban tổ chức tiến hành mở công khai niêm phong để xác định các tổ chức, cá nhân tác giả của từng phương án theo thứ tự phiếu bình chọn từ cao xuống thấp như sau: Phương án của công ty TNHH xây dựng Mỹ thuật Hà Nội đạt 9/10 phiếu. Phương án của nhóm tác giả Phạm Xuân Khánh đạt 7/10 phiếu và phương án của Công ty cổ phần Mỹ thuật Trung ương đạt 6/10 phiếu.

Các phương án, tác phẩm được chọn tiếp tục được các tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện, thể hiện nâng cao mẫu phác thảo theo thể lệ cuộc thi và góp ý của Hội đồng nghệ thuật. Trong thời gian này, BTC đã trưng bày 3 tác phẩm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để lấy ý kiến nhân dân và các nhà chuyên môn. 

Tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương
Tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương

Luôn tôn trọng ý kiến bầu chọn mẫu tượng Vua Hùng của nhân dân

Giám đốc BQL khu di tích đền Hùng ông Lưu Quang Huy thông tin, đúng vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng năm 2016, ban tổ chức đã trưng bày các mẫu tác phẩm tượng đài Hùng Vương để lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học.30/-3/ 2016 – 19/05/2016 Tổ chức trưng bày lấy ý kiến nhân dân về 3 tác phẩm, phương án tại Khu di tích lịch sử đền Hùng.

Rất đông người dân đã nán lại khu trưng bày mẫu phác thảo tượng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để chiêm ngưỡng và đóng góp ý kiến .Kết quả, trong 9.991 phiếu thu được từ cuộc lấy ý kiến nhân dân này, phương án của công ty TNHH xây dựng Mỹ thuật Hà Nội ( HV01) đạt 8.213 phiếu (82,2%), phương án của nhóm tác giả Phạm Xuân Khánh (HV-03) đạt 1.061 phiếu (10,62%) và phương án của Công ty cổ phần Mỹ thuật Trung ương (HV-02) đạt 717 phiếu (7,18%).

Trên cơ sở kết quả từ vòng 1 và 2 của cuộc thi, UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng cho ý kiến chỉ đạo và quyết định lựa chọn mẫu “Tượng đài Hùng Vương” trên cơ sở 02 tác phẩm (HV01 và HV03) đã được Hội đồng nghệ thuật cuộc thi lựa chọn.

Bà Phạm Thị Mai Hoa - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Hà Nội, nghệ nhân đúc đồng đã từng đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Yên Tử) cũng là người có mẫu Tượng đài Hùng Vương HV01 bày tỏ: Bà cảm thấy rất vui vì tác phẩm của mình được 90% người dân ủng hộ.

Phương án HV01 với hình tượng vua Hùng đứng trên bệ vững chắc với hình khối khỏe khoắn, gương mặt quắc thước nhưng hiền từ, gần gũi trong tư thế đứng hiên ngang, tự tin của một vị vua khởi đầu dựng nước. Tay phải giơ ngang ngực hướng về phía trước tạo sự giao lưu với công chúng tượng trưng cho hình ảnh đón con cháu về, một tay đỡ những bông lúa thể hiện cho nền văn minh lúa nước, văn minh nông nghiệp.

Trang phục của Tượng Quốc Tổ Hùng Vương được tham khảo từ các hoa văn trang trí chủ yếu từ trống đồng Đông Sơn. Bệ tượng là hình khối điêu khắc chuyển tải nội dung hồn thiêng sông núi theo truyền thuyết, được cách điệu mây và chim lạc, thuyền và sóng nước gợi về nền văn hóa Đông Sơn thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, được bố cục chắt lọc về hình, khối và không gian. 

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, thành viên Hội đồng tuyển chọn cũng nghiêng về phương án được gần 90% người dân ủng hộ này vì đây là phương án đáp ứng tốt nhất về yêu cầu mỹ thuật cũng như nội dung tư tưởng. Tuy nhiên, nếu được chọn, tác giả vẫn phải chỉnh sửa để hoàn thiện thêm trước khi chính thức đưa vào xây dựng. 

Cuộc thi tuyển công khai khẳng định Phú Thọ luôn tôn trọng ý kiến bầu chọn của nhân dân, tổ chức bầu chọn bài bản.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...