Nới lỏng giãn cách xã hội: Ngân hàng chung tay cùng người dân “gỡ khó”

Nới lỏng giãn cách xã hội: Ngân hàng chung tay cùng người dân “gỡ khó”
(PLVN) - Trong gần 3 tháng qua, dịch COVID-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn về kinh tế - xã hội, cũng như làm cho cuộc sống của người dân trở nên xáo trộn. Sau khi có quyết định của Thủ tướng về nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều người tỏ ra lạc quan hơn, nhưng vẫn còn nhiều lo lắng.

“Lao đao” vì dịch bệnh, người dân “mong” cuộc sống bình thường

Chị Hương Ly – nhân viên của một công ty về xuất nhập khẩu chia sẻ: “Dịch bệnh xảy ra khiến nhiều công ty gần như không thể hoạt động. Cá nhân mình bị cắt giảm lương, nhiều nhân sự khác phải nghỉ việc. Công ty chồng mình cũng rơi vào cảnh tương tự, cuộc sống gia đình thực sự đang rất khó khăn. Mình chỉ mong nhanh hết dịch vì còn quá nhiều dự định phải làm”.

Anh Đức Tuấn – chủ một cơ sở kinh doanh hoa tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) than thở: “Vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa vào vụ nở rộ nhưng bán rất chậm, giá lại thấp. Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều người ở quanh đây đã đổi nghề. Tôi vì kinh doanh hoa đã lâu, may mắn vẫn giữ được nguồn doanh thu nhất định nên vừa rồi vẫn quyết định vay vốn ngân hàng Hàng Hải để bám trụ cho tới khi hết dịch. Mong Covid 19 mau qua để chúng tôi có thể sống được với nghề”.

Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, người dân chuyển qua đi chợ online hoặc ghé đến các siêu thị mua đồ, khiến hoạt động chợ truyền thống cũng trở nên ế ẩm. Nhiều tiểu thương tại chợ cho biết, sức tiêu thụ hàng đã giảm ít nhất từ 30-50% so với trước, trong khi mỗi tháng tiểu thương phải chi trả tiền thuê sạp, chi phí điện nước, thuế,…chưa kể tiền lãi ngân hàng từ những món vay trước mùa dịch.

Theo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR, trước tình trạng dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, giãn cách xã hội nới lỏng, Việt Nam có thể hi vọng vào một kịch bản lạc quan về việc COVID 19 được khống chế hoàn toàn vào tháng 5, hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, để từng bước hiện thực hóa được kịch bản này vào tương lai gần, ngoài yếu tố về dịch bệnh, nhất thiết cần có những biện pháp trợ lực từ phía các nhà băng dành cho người dân. Bước qua đại dịch với những thiệt hại to lớn, nhu cầu cấp thiết của chủ hộ kinh doanh, tiểu thương hay những cá nhân “làm công ăn lương” là có một nguồn tiền với lãi suất ưu đãi hỗ trợ để phục hồi và tiếp tục thực hiện những kế hoạch, dự định còn chưa hoàn thiện.

Ngân hàng “gỡ khó” cùng người dân

Hiện thực hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do dịch Covid 19, đầu tháng 4/2020 nhiều ngân hàng đã tung ra các gói vay nghìn tỷ với lãi suất giảm sâu.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là một trong những đơn vị tiên phong trong chiến dịch này với gói tín dụng 7.000 tỷ được thiết kế cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp. Đối với vay tín chấp, MSB áp dụng lãi suất chỉ 12.99% trong 12 tháng đầu.

Đây là sản phẩm phù hợp với khách hàng là chủ kinh doanh hay có nguồn thu nhập từ lương. Hạn mức MSB cấp lên tới 24 lần thu nhập với lãnh đạo chủ chốt, 20 lần thu nhập với các trường hợp thông thường và tối đa 1 tỷ đồng.

Đối với vay thế chấp, khách hàng được lựa chọn lãi suất ưu đãi 6,99%/năm trong 06 tháng, 7,99%/năm trong 12 tháng, hoặc 8,75%/năm trong 18 tháng đầu. Đặc biệt với gói vay mua ô tô, lãi suất là 8,99%/năm trong 24 tháng. Gói vay thế chấp của MSB đáp ứng nhu cầu vay vốn linh hoạt như mua đất thổ cư, nhà dự án, mua ô tô, sửa chữa hoàn thiện nhà, mua sắm nội thất hoặc đầu tư, mở rộng kinh doanh, hay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng bán lẻ MSB cho biết: “Từ đầu năm 2020, MSB đã triển khai nhiều chương trình tín dụng khác nhau, thực hiện cho vay mới, hỗ trợ nguồn vốn lãi suất thấp tới hàng ngàn khách hàng. Với phương châm luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn, MSB cũng triển khai đồng loạt các giải pháp thiết thực và kịp thời khác như tư vấn khách hàng về phương án trả nợ phù hợp với dòng tiền, giảm thiểu chứng từ, áp dụng quy trình tự động đánh giá tín dụng,… nhằm chung tay vì cộng đồng, cùng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục thực hiện những dự định cuộc sống hay thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Với những động thái nhanh chóng, thiết thực của mình, MSB nói riêng và các ngân hàng nói chung đang nỗ lực chung tay cùng xã hội vượt qua những khó khăn, thách thức thời điểm dịch COVID 19 tạm thời được khống chế, cuộc sống đang theo theo hướng quay trở lại guồng vận hành thường nhật.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Đọc thêm

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.