Nỗi lo sạt lở núi mùa mưa bão

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một mùa mưa bão nữa lại về, hàng chục hộ dân tại huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) lại thấp thỏm lo âu trước nguy cơ sạt lở núi có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Tại thôn Lập, xã Thượng Nhật hiện có 78 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu vẫn đang sống trong vùng “nguy hiểm” Thủy điện Thượng Nhật; 21 hộ dân thị trấn Khe Tre vẫn kẹt giữa giữa 2 tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và Tỉnh lộ 14B.

Một địa điểm có nguy cơ sạt lở cao về mùa mưa bão.

Một địa điểm có nguy cơ sạt lở cao về mùa mưa bão.

Tại nhiều buổi tiếp dân của các lãnh đạo tỉnh, huyện, người dân sống trong vùng nguy hiểm đã kiến nghị về tình trạng sạt lở uy hiếp cuộc sống. Theo ông Hồ Văn Vang (thôn Lập, xã Thượng Nhật), bà con nơi đây rất lo lắng bởi đang sinh sống dưới chân núi còn phía trên vẫn đang tồn tại công trình thủy điện Thượng Nhật. Mỗi khi có mưa lớn bà con trong thôn phải sơ tán đến nơi an toàn. “Chúng tôi rất mong được chính quyền các cấp xem xét di dời, giúp bà con yên tâm sinh sống”, ông Vang nói.

Với 21 hộ dân thị trấn Khe Tre, đang sống cạnh những quả đồi, những ngọn núi được bạt để phục vụ xây dựng dự án đường cao tốc. UBND huyện từng gửi đề xuất để UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có kiến nghị với Bộ GTVT cấp kinh phí xây dựng khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, di dời 21 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Nhưng trước mắt người dân vẫn phải chờ, thêm một mùa mưa nữa lại phải sống trong lo âu, thấp thỏm.

Theo ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện, để bảo đảm an toàn cho người dân, địa phương vận động và thực hiện sơ tán tạm thời các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mưa lớn kéo dài; cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét. Về lâu dài, địa phương triển khai rà soát, xác định những vị trí có nguy cơ sạt lở để xây dựng phương án bố trí tái định cư, di dời các hộ ở các vị trí nguy hiểm đến nơi an toàn.

“Nguyện vọng của người dân là đề nghị huyện có dự án di dời các hộ dân này. Về trách nhiệm của huyện và của tỉnh cũng đã có rồi nhưng nguồn lực hiện vẫn còn khó khăn. Mong muốn là trong đầu tư trung hạn của tỉnh nên có phần đầu tư cho các khu tái định cư để di dời người dân đến nơi an toàn”, ông nói.

Theo khảo sát của cơ quan chức năng, toàn tỉnh hiện có 48 điểm xảy ra sạt lở đất tập trung chủ yếu ở các khu vực gò đồi, rừng núi thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền và 2 thị xã Hương Thủy, Hương Trà. Theo Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế, ngay cả khu vực đầu mối các công trình thủy điện, thủy lợi như, hồ Tả Trạch, hồ Bình Điền, hồ Hương Điền, cụm công trình thủy điện trên sông Rào Trăng gồm: A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4; Thủy điện Thượng Nhật, Thủy điện sông Bồ... vẫn có nguy cơ sạt lở.

Tiến sĩ Trần Hữu Tuyên, Khoa Địa lý - Địa chất (ĐH Khoa học Huế) cho biết, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, với sự tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng sạt lở đất sẽ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là sạt lở núi ở gần các khu dân cư. Tỉnh cần xây dựng bản đồ cảnh báo các vị trí nguy cơ sạt lở thật chi tiết ở cấp xã; tiến hành điều tra, đánh giá độ rủi ro các khu dân cư, công trình quan trọng nằm ở các vùng sạt lở đất, từ đó có giải pháp di dời và thực hiện tái định cư; xây dựng các trạm cảnh báo nguy cơ sạt lở đất.

Trong điều kiện lượng mưa nhiều, mưa kéo dài nhiều ngày như đã từng xảy ra trong năm 2020, hiện tượng sạt lở sẽ ảnh hưởng rất lớn. Trước mắt, nên đánh giá cụ thể mức độ an toàn của các điểm, các cụm dân cư nằm trong vùng được xác định là có nguy cơ cao và dự báo được để có những biện pháp di dời trong các trận mưa lũ lớn.

Theo ông Nguyễn Đình Đức, GĐ Sở NN&PTNT, hiện tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp cũng như các địa phương rà soát, lập các dự án để bố trí nguồn lực xây dựng các khu tái định cư, di dời dân các vùng sạt lở đến nơi an toàn. Trong năm 2021, tỉnh đã có đánh giá nhanh những vị trí có nguy cơ sạt lở. Trên cơ sở đó, đã chỉ đạo các vùng có nguy cơ sạt lở ở các địa phương như huyện Phú Lộc, Nam Đông, Phong Điền... có phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Về phương án lâu dài, sau khi có đánh giá một cách chính thức có cơ sở, có khoa học về những vị trí sẽ bị sạt lở trong thời gian tới, sẽ có phương án di dời, sơ tán những hộ dân này ra khỏi vùng sạt lở.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.