Nỗ lực để tăng trưởng 5,5%

Chính phủ hôm qua họp phiên thường kỳ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2013, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP.

Chính phủ hôm qua họp phiên thường kỳ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2013, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP.

Tốc độ tăng trưởng được cải thiện

Báo cáo của Bộ KH&ĐT do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình bày cho thấy, sau 6 tháng nỗ lực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH và 2 Nghị quyết 01, 02, kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, đúng hướng. Tăng trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đều có cải thiện, góp phần đưa mức tăng trưởng GDP quý II lên 5%, cao hơn mức tăng của quý I và đưa tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên 4,9%.

Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định. Lãi suất giảm, cùng nhiều biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế,... đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ duy trì đà phục hồi và có những chuyển biến đáng kể, tuy còn nhiều khó khăn. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.

An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm, hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất được quan tâm, các chính sách hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội, nhà thương mại đối với người có thu nhập thấp được quan tâm triển khai. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững…

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự vững chắc; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại; lãi suất tuy giảm nhưng việc tiếp cận vốn vay còn nhiều trở ngại do khó khăn trong việc xử lý nợ xấu; dư nợ tín dụng tăng chậm.

Thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng chậm. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt thấp; tiến độ thu NSNN không đạt kế hoạch và thấp hơn cùng kỳ các năm trước. Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cả về số vụ lẫn số người thương vong so với cùng kỳ năm trước. Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người mất việc làm, đồng bào dân tộc, người miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

Nỗ lực toàn diện

Ghi nhận ý kiến của Bộ, ngành, địa phương thảo luận về tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc “cụ thể hóa các Nghị quyết 01, 02 vào cuộc sống không dễ gì vì khâu thể chế hóa còn chậm” nên “các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn để thể chế hóa các nghị quyết. Nếu có cái gì nơi này, nơi khác chưa phù hợp thì tiếp thu, lắng nghe, kịp thời bổ sung” – Thủ tướng chỉ đạo.

Với những kết quả và hạn chế trong tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, Thủ tướng lưu ý: “Mục tiêu lớn tăng trưởng 5,5% rất khó khăn, nhưng nếu nỗ lực thực hiện tốt thì sẽ đáp ứng được. Việc thực hiện phải toàn diện, không chỉ kinh tế mà trên tất cả các lĩnh vực, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm”.

6 tháng cuối năm, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Thủ tướng yêu cầu phải đưa Cty xử lý nợ xấu vào hoạt động,  tạo điều kiện cho DN, người dân vay vốn, triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở; đơn giản hóa thủ tục hành chính, mở rộng thị trường.

Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT “tập trung triển khai tái cơ cấu nông nghiệp đối với từng lĩnh vực, từng mặt hàng để làm sao tăng được năng suất, giảm chi phí, nâng cao đời sống người nông dân”, các bộ, ngành, địa phương “đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phổ biến kinh nghiệm những mô hình tốt của từng địa phương, từng lĩnh vực”.

Bên cạnh đó, từng bộ, từng ngành, từng địa phương triển khai cụ thể nhiệm vụ của mình theo kế hoạch của trung ương để thực thiện tái cơ cấu kinh tế một cách “cơ bản, lâu dài, quyết liệt”; đồng thời, “hết sức quan tâm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, việc làm, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội…”.

Hương Giang

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.