Nỗ lực cứu 14 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch trong bệnh viện bị phong tỏa

Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, các bác sĩ thường làm việc 24/7, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Hiện khoa điều trị cho 14 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.

Tất cả các bệnh nhân này đều bị suy hô hấp cấp nặng do tổn thương phổi gây ra bởi virus, phải nhờ máy thở mới đảm bảo chức năng hô hấp cho các bệnh nhân này.

Trong số 14 bệnh nhân này, có 4 bệnh nhân được can thiệp ECMO. Đây là Kỹ thuật “trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể”, một phương pháp hồi sức mới nhất, hỗ trợ nhân tạo thay cho hoạt động của tim và phổi đã bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Và có 3 bệnh nhân phải lọc máu liên tục.

Đáng chú ý, trong số các bệnh nhân này, bệnh nhân 2983 từ An Giang vừa đột ngột trở nặng sau một thời gian cải thiện đáng kể. Nữ bệnh nhân 65 tuổi này từ khi nhập viện vào giữa tháng 5/2021 đã được đánh giá là “nặng không kém bệnh nhân 91", phổi tổn thương chỉ còn 10% chức năng. Đến giữa tháng 6, bà bỗng hồi phục nhanh chóng nên đã được cai ECMO, tập vật lý trị liệu, chuẩn bị giảm thông số máy thở.

Tuy nhiên, vừa qua, bệnh nhân này lại đột ngột rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Kết quả CT scan cho thấy bà tiếp tục gặp phải một biến chứng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm trong bệnh COVID-19 là xuất huyết não. Vì vậy, bà phải tiếp tục điều trị tích cực.

Một bệnh nhân COVID-19 nguy kịch đang được đội ngũ điều trịthăm khám và chăm sóc. Ảnh: BVCC

Một bệnh nhân COVID-19 nguy kịch đang được đội ngũ điều trịthăm khám và chăm sóc. Ảnh: BVCC

TS. BS. Nguyễn Văn Hảo – Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM chia sẻ, mặc dù cuộc chiến với dịch bệnh lần này còn nhiều khó khăn, cam go, thách thức và thường trực hiểm nguy nhưng đã có những sinh mạng được giành giật khỏi lưỡi hái của “tử thần” COVID-19.

“Những tín hiệu vui này cho chúng tôi thêm niềm tin để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng đại dịch. Chúng tôi không thể nào quên các bệnh nhân Đ. (BN 4780), N.T.K.T (BN 6768), N.H.L. (BN 6788), H.H.L (BN 7553), N.T.D (7960), T.V.P (8362), N.H.M (BN 8973),.T (BN 9209) … Là những bệnh nhân COVID-19 nặng, viêm phổi, suy hô hấp cấp và phải thở máy. Có trường hợp xảy ra “cơn bão Cytokine” phải lọc máu hấp phụ nhiều đợt. Có trường hợp bệnh nhân bị tràn khí màng phổi gây tổn thương phổi nghiêm trọng, tưởng chừng như phải can thiệp ECMO. Tất cả bệnh nhân này đều đã hồi phục thật ngoạn mục, cai máy thở, trở lại sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Hảo cho biết.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.