Nigeria: Quan chức lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em tại trại tạm trú

Phụ nữ và trẻ em tại trại tạm trú Dikwa, bang Borno đang chờ lấy thức ăn
Phụ nữ và trẻ em tại trại tạm trú Dikwa, bang Borno đang chờ lấy thức ăn
(PLO) - Nigeria đã tiến hành điều tra về những báo cáo cáo buộc rằng một số quan chức chính phủ đã cưỡng hiếp và lạm dụng phụ nữ và trẻ em, những người đã sống sót sau khi đã từng bị phiến quân Boko Haram cưỡng hiếp cùng bạo lực tình dục như một chiến thuật trong các cuộc chiến tranh trước đó.

Phát hiện sự vụ 

Theo hãng tin CNN, động thái này diễn ra ngay sau khi Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) công bố những báo cáo chi tiết về hàng chục trường hợp trẻ em và phụ nữ bị lạm dụng hoặc bị cưỡng ép buộc phải quan hệ tình dục. 

Những người phụ nữ này cho biết, họ đã bị chính những người quản lý tại các trại tạm trú ở thủ đô Maiduguri, bang Borno, Nigeria, bao gồm bảo vệ, cảnh sát, binh lính hãm hiếp và lạm dụng họ. Trong khi mục đích thiết lập nên những trại này là để cung cấp, viện trợ, bảo vệ cho những người di dời vì chiến tranh ở phía Đông Bắc Nigeria, hay nói cách khác là những người vừa thoát khỏi tay của bọn khủng bố Boko Haram. 

Tổng thanh tra Công an Nigeria Ibrahim Idris ngay sau đó là thành lập một đội đặc nhiệm để bắt đầu điều tra kỹ lưỡng về tất cả các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em, những người đã sách nhiễm, bóc lột, sử dụng bạo lực và có hành vi sai trái. 

Trước đây là nô lệ tình dục trong tay Boko Haram

LHQ cho biết IS và Boko Haram nằm trong danh sách 13 nhóm khủng bố chuyên cưỡng hiếp và tấn công tình dục. Hồi năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) công bố báo cáo cho biết, nhóm Hồi giáo cực đoạn Boko Haram đã bắt cóc và cưỡng hiếp tập thể ít nhất 2.000 bé gái và phụ nữ, trong đó có vụ bắt cóc 219 nữ sinh gây chấn động. Không chỉ thế, chúng còn sát hại hơn 4.000 người trong năm 2014 và ít nhất 1.500 người trong ba tháng đầu năm 2015.

Được biết, hầu hết những người phụ nữ Nigeria bị nhóm phiến quân Boko Haram bắt cóc đã phải chịu những sang chấn tâm lý nặng nề. Họ bị tách ra khỏi chồng con, phải chứng kiến cảnh chồng con bị giết ngay trước mặt. Sau cú sốc này, họ lại phải sống những ngày tháng đen tối và nhơ nhớp. Không chỉ vậy, những phụ nữ chống đối sẽ bị các chiến binh ném đá đến chết hoặc dùng xe bọc thép quân sự nghiền nát cơ thể.

Cảnh sát đã được tăng cường 

Được biết, một số nạn nhân đã may mắn thoát khỏi sự giam cầm của nhóm chiến binh khủng bố Boko Haram, nhưng sau đó lại trở thành nạn nhân ở ngay nơi tưởng chừng như an toàn và được bảo vệ. Không chỉ thế, nhiều phụ nữ còn bị đánh thuốc ngủ trước khi bị cưỡng hiếp. Tệ hại hơn là nhiều người trong số những người phụ nữ bị hãm hiếp đã mang thai ngay tại đây. 

Trước vấn nạn trên, ông Ibrahim Idris đã kêu gọi HRW sẵn sàng hợp tác điều tra, cung cấp mọi thông tin bổ sung cho phía cảnh sát về những trường hợp bị cáo buộc tình dục điển hình trong sự vụ để điều tra.  Ngoài ra, ông Ibrahim Idris còn thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh tại các trại tạm trú và tuyên bố rằng bất kỳ hành vi vi phạm của cá nhân hoặc nhóm nào tại trại tạm trú hoặc bất cứ nơi nào trong nước gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của người di dời sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Sau khi báo cáo của HRW được công bố, Thống đốc bang Borno Kashim Shettima đã cùng lên kế hoạch với các cơ quan thực thi pháp luật, yêu cầu triển khai những thám tử bí mật là nữ và nam tại tất cả các trại tạm trú cho người di tản ở bang Born nhằm do thám thủ phạm và bắt giữ nếu có hành vi vi phạm.

“Đáng buồn, thật sự đáng buồn thay, khi chính những người sống trong những khu trại tạm trú lại trở thành nạn nhân của những câu chuyện khủng khiếp của chế độ nô lệ tình dục, ổ mại dâm, bán rong ma túy và các loại tệ nạn khác. Những người vô gia cư là phụ nữ bị quấy rối tình dục đang ở trong tình trạng tuyệt vọng. Nếu đặt vị trí đó là con gái của mình, chúng ta chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn điều khủng khiếp như vậy, vì vậy chúng ta phải ngay lập tức hành động”. 

Di dời do chiến tranh

Boko Haram là một nhóm vũ trang Hồi giáo được thành lập và hoạt động tại Nigeria, được mệnh danh là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Nhóm này bị coi là phiến quân vì tổ chức các hoạt động khủng bố tại Nigeria, tung ra các đợt tấn công ở miền Bắc Nigeria và các khu vực xung quanh trong nhiều năm liền. Đặc biệt là năm 2009 và năm 2014. 

Boko Haram bắt đầu nổi lên từ năm 2009 và trở thành lực lượng giết người tàn bạo ở Nigeria. Nhóm này truyền bá tư tưởng thù địch phương Tây, mang ý nghĩa rằng giáo dục của người Tây là một tội lỗi đáng nguyền rủa. Phiến quân này thể hiện sức mạnh thông qua các vụ bắt cóc, giết người và đánh bom trường học, nhà thờ.

Các tín đồ của Boko được rèn luyện trong một môi trường khắc nghiệt, họ sẵn sàng dâng hiến bản thân để phá hoại chính quyền nhằm tạo lập một Nhà nước mới. Boko Haram coi người Hồi giáo là đồng minh hay những phần tử ủng hộ các hoạt động vì nhân quyền, vì Chúa của lực lượng này. Lực lượng Boko Haram muốn thành lập một Nhà nước Hồi giáo tại Nigeria. Hơn 20.000 người đã thiệt mạng kể từ năm 2009 khi các cuộc xung đột bắt đầu và gần 2,5 triệu người đã phải di dời. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.