Những vấn đề cần lưu ý khi tiêm vắc-xin chống COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Mới đây, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - đã có những thông tin giải đáp xung quanh vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 sắp tới đối với người được tiêm và cán bộ y tế.
Theo PGS. TS Dương Thị Hồng, đối với y tế các tuyến, trước khi tiêm chủng, cần chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh để bảo quản vaccine nhằm bảo đảm an toàn và chất lượng của vắc xin.

Tại các điểm tiêm chủng, phải luôn luôn chú ý có hội chứng sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất đầy đủ về phác đồ phòng chống sốc cho người lớn, khác với Chương trình Tiêm chủng mở rộng, chỉ trang bị các phương tiện phòng chống sốc, phác đồ phòng chống sốc cho trẻ em.

Ngoài ra, đối với cán bộ y tế trước khi tiêm, phải trao đổi với tình nguyện viên, hỏi rõ về tiền sử bệnh tật xem họ có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính phải điều trị hay không; có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không...

Với mũi tiêm tiếp theo - liều thứ 2, phải hỏi xem những mũi tiêm trước đó, người được tiêm có các phản ứng hay không. Nếu có phản ứng sốc, phản ứng nặng của lần tiêm trước đó thì phải tạm hoãn hoặc hướng dẫn cụ thể để tiêm ở các cơ sở điều trị.

Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, trong buổi tiêm chủng, cần thực hành đúng theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm là mũi tiêm bắp, cán bộ y tế không được lắc lọ vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất cho mũi tiêm.

Trong quá trình tiêm, phải đảm bảo an toàn các quy tắc phòng chống dịch để vừa tiêm chủng vừa thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19.

Với người đến tiêm chủng và cán bộ y tế, PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý: Thời điểm chờ đợi được khám sàng lọc, phải đảm bảo khoảng cách, sau khi tiêm, phải ở lại trạm y tế, cơ sở tiêm chủng 30 phút. Trong quá trình tiêm chủng, luôn phải có cán bộ y tế theo dõi sức khỏe người được tiêm. Sau tiêm, người tiêm chủng phải ở lại 30 phút để theo dõi sức khỏe và báo cáo các dấu hiệu bất thường ngay với cán bộ y tế.

"Các trường hợp sốc phản vệ không chỉ xuất hiện trong 30 phút sau tiêm, mà có thể phản ứng muộn trong ngày đầu tiêm, do đó, người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý nếu có các biểu hiện khó chịu, bứt rút hay là vã mồi hôi, ớn lạnh... hãy liên hệ cơ sở y tế và được xử trí. Các đối tượng được tiêm lần này là trên 18 tuổi nên chúng tôi hy vọng việc tuân thủ, theo dõi phản ứng sau tiêm tốt nhất" - PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay.

Do nguồn cung vắc xin, theo từng được phân phối vắc xin, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin. Những đối tượng này cần trao đổi về tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan... để được cán bộ y tế hướng dẫn, xử trí.

Người đã khỏi COVID-19 sau 6 tháng mới tiêm vắc xin

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, với các trường hợp nhiễm và khỏi COVID-19 thì phải sau 6 tháng mới được tiêm vắc xin. Những trường hợp này, cơ thể họ đã có một ít kháng thể ở trong người để phòng bệnh.

Trong bối cảnh hiện nay và chỉ dẫn của nhà sản xuất, vắc xin sẽ được ưu tiên tiêm cho các đối tượng chưa phơi nhiễm COVID-19. Những trường hợp không được tiêm là những chống chỉ định của vắc xin, cụ thể: người dị ứng với thành phần của vắc xin, có phản ứng nặng trầm trọng với mũi tiêm trước, những người được cán bộ y tế xác định chưa đủ điều kiện tiêm chủng như mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang điều trị các miễn dịch, hóa trị... sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.

Những người cao tuổi, mắc các bệnh lý nền nên tiêm vắc xin bởi đây là đối tượng rất dễ nhiễm SARS-CoV-2 và một khi mắc bệnh thì sẽ có những biểu hiện rất trầm trọng. Với nhóm đối tượng này, trong thời gian tới khi có được nguồn cung vắc xin dồi dào, các cán bộ y tế sẽ tiến hành khám sức khỏe một cách chu đáo, hướng dẫn cẩn thận trước khi tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm...

Đọc thêm

Món gỏi gà măng cụt xanh có gây ngộ độc không?

Món gỏi gà măng cụt xanh đang "hot trend". Ảnh: Mỵ Châu
(PLVN) - Bên cạnh những lời trầm trồ thì món gỏi gà măng cụt xanh cũng nhận thông tin trái chiều, đó là việc ăn măng cụt xanh còn nhựa kèm theo gia vị, trong đó có đường, sẽ gây phản ứng hoá học tạo thành độc tố, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. PGS.TS. BS Trần Đình Toán, nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng trao đổi liên quan đến vấn đề này.

Chặn nạn 'thổi' giá vật tư y tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sau hàng loạt vụ “thổi” giá vật tư y tế trong đợt dịch COVID-19, góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi) tại Quốc hội mới đây, một số ý kiến đề nghị quy định biên độ lợi nhuận với lĩnh vực này để tránh xảy ra các sự việc tương tự trong tương lai.

Kiểm tra cơ sở thẩm mỹ viện WonJin (Hà Nội)

Ảnh: moitruongvadothi.vn
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội thông tin, ngày 18/5/2023, Phòng Y tế quận Cầu Giấy đã chủ trì, phối hợp liên ngành quận và UBND phường Nghĩa Đô kiểm tra, xác minh tại cơ sở Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin.

Thiếu niên 14 tuổi phát hiện u hiếm gặp sau tai nạn giao thông

Ê-kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật trong gần 5 giờ đồng hồ. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bé trai 14 tuổi huyết áp cao liên tục, đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Khi trẻ không may bị ngã xe, được kiểm tra tổn thương toàn diện mới phát hiện có u tuyến thượng thận hai bên, nếu không điều trị có thể gây tử vong.

Yêu cầu Bệnh viện Nhi đồng 2 không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ

Một bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành ghép gan. Ảnh minh họa: Bệnh viên Đại học Y dược TP HCM.
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, Bệnh viện Nhi đồng 2 đang khẩn trương xây dựng lại Đề án ghép tạng trẻ em để trình Bộ Y tế thẩm định và thông qua. Sở Y tế TP HCM yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 tuân thủ quy định nhưng không làm gián đoạn ghép gan cho trẻ có chỉ định ghép.