Những trang sử lẫy lừng viết bằng cọc nhọn trên Bạch Đằng giang

Phá giặc trên sông Bạch Đằng (Tranh - Nguồn: QN).
Phá giặc trên sông Bạch Đằng (Tranh - Nguồn: QN).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền Nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội ngày nay. Nơi đây cũng ghi dấu 3 trận đánh vẻ vang, cha ông ta lợi dụng con nước vùi chôn quân xâm lược.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 1 năm 938

Đức vương Ngô Quyền sinh ngày ngày 6 tháng 2 năm 898, tại làng Mông Phụ, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ngày nay trong một dòng họ hào trưởng có thế lực. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, học binh pháp. Ông được Dương Đình Nghệ là Tiết độ sứ tức lãnh chúa một vùng mời về làm Nha Tướng và gả con gái cho. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị tướng dưới trướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi. Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, Vua Nam Hán nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân vượt biển sang xâm lược nước ta.

Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm. Cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền do Hoàng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoàng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ. Nghe tin Hoàng Tháo tử trận, Vua Nam Hán là Lưu Cung cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó đành thu nhặt số quân còn lại mà rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 2 năm 981

Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 gắn với nhà cầm quân tài ba Vua Lê Đại Hành diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống Việt năm 981.Vua Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn) sinh năm 941 tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lớn lên, ông theo giúp Đinh Liễn - con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng. Vốn là người trí dũng năm 971, ông được thăng lên chức võ quan cao nhất là Thập đạo tướng quân. Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát, con thứ Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua (tức Vua Lê Đại Hành), lập nhà Tiền Lê năm 980. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế đem quân thôn tính nước ta. Mùa xuân năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chinh làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng. Chiến sự diễn ra ác liệt cả trên bộ và trên sông trong nhiều tháng trời giữa quân đội hai bên. Đến giữa tháng 4/981, thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến đối phương đã phải quay về sông Bạch Đằng và rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Trước tình hình này, Lê Đại Hành đã chuẩn bị cho một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn. Ngày 28/4/981, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch trên sông Bạch Đằng, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục. Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy. Quân Tống bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Đại thắng Bạch Đằng năm 981 khiến nhà Tống xuống nước công nhận ông là vua của Đại Cồ Việt.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 3 năm 1288

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 ở thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay), thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Ông hết lòng phụng sự cả 4 đời vua Trần thịnh trị. Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, lại bị mất đoàn thuyền chở lương trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau.

Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Các loại gỗ đã được đẽo nhọn cắm xuống lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn. Tháng 4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc. Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt, tổn thất nặng nề. Chỉ trong vòng một ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là đỉnh cao chói lọi của sức mạnh và nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ thứ 13, thể hiện tài thao lược của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta.

Ngày nay, trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngay tại cửa sông Thải chảy ra sông Bạch Đằng có một vùng đất non nước hữu tình, nơi tọa lạc của Khu di tích Bạch Đằng Giang, một tượng đài lưu niệm, tưởng niệm về ba lần chiến thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, đồng thời cũng là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc: Đức vua Ngô Quyền, Hoàng đế Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã có công lao to lớn với đất nước, với Nhân dân.

Khu di tích Bạch Đằng giang, vùng đất địa linh, điểm kết nối giữa quá khứ hào hùng của dân tộc với hiện tại. Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng đã được đắp bờ bao bảo vệ xung quanh. Một số cọc đã được lấy lên và những cọc còn lại được bảo tồn trong hố trưng bày tại chỗ. Tuy nhiên, những cọc Bạch Đằng ở di tích này đa số phần đầu cọc nhô lên đã bị mục gẫy, phần thân cọc vẫn cắm dưới bùn đất nhưng đây lại là chứng tích vô cùng quan trọng của trận chiến lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra từ ngày 6 - 9/3 âm lịch với nhiều nghi lễ trang nghiêm và các hoạt động lễ hội phong phú, được tổ chức tại tất cả các điểm trong Khu di tích. Nhằm tôn vinh giá trị ngày đại thắng của dân tộc ta và tưởng nhớ những người đã hy sinh trong các trận chiến Bạch Đằng.

Sức mạnh của chiến tranh nhân dân

Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) Lễ hội Bạch Đằng đã khai mạc, nhân kỷ niệm 1086 năm (938 - 2024); 1043 năm (981 - 2024) và 736 năm (1288 - 2024) Chiến thắng Bạch Đằng. Lễ hội Bạch Đằng diễn ra từ 14/4 đến 17/4 (tức 6/3 đến 9/3 âm lịch). Hiện việc xây dựng Hồ sơ quần thể Yên Tử để đệ trình UNESCO có phạm vi triển khai trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang được kỳ vọng là Di sản Thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.

Sông Bạch Đằng đã trở thành dòng sông lịch sử, cọc Bạch Đằng trở thành biểu tượng truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nơi đây dân tộc ta đã ba lần viết lên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đặc biệt, Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có một ý nghĩa lịch sử vĩ đại, thể hiện sức mạnh của toàn dân tộc, là mẫu mực của tinh thần “Cả nước đồng lòng”, của sức mạnh toàn dân, của những hồng đề anh hùng như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, của những quý tộc anh hùng như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư… và của đông đảo những người lính anh hùng khắc trên cánh tay hai chữ “sát thát”.

Từ thắng lợi vĩ đại của trận Bạch Đằng năm 1288, các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào một nước nhỏ nhưng có sức mạnh đánh bại cuộc xâm lược của các nước lớn và mạnh nhất thời bấy giờ. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã rút ra những bài học sâu sắc, tư tưởng quân sự chiến lược để chiến thắng giặc ngoại xâm trong bối cảnh như vậy.

Qua cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự của loại hình chiến tranh nhân dân phát triển đạt đến đỉnh cao, là nền tảng cho việc xây dựng quân đội nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Xe bồn bê tông Hoàng Hà gây sụt lún đường liên khu.

Quảng Ninh: Xe bồn bê tông làm sụt lún đường liên khu rồi lật nghiêng

(PLVN) - Chiếc xe bồn chở bê tông Hoàng Hà thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Hà,  di chuyển vào đường liên thôn thuộc phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã phá vỡ, gây sụt lún một đoạn đường, còn chiếc xe bồn chở bê tông bị đổ nghiêng ra đường, khiến người dân địa phương bất an.

Đọc thêm

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng TP Bạc Liêu thông minh từng phần tiến tới thông minh toàn diện, số hóa một số lĩnh vực phục vụ người dân, doanh nghiệp, đến năm 2025, TP Bạc Liêu cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị thông minh, chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực, tiến đến công khai minh bạch mọi hoạt động công quyền của thành phố.

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

“Bức tranh” an toàn lao động ở Việt Nam

Môi trường làm việc hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu an toàn cho người lao động. (Ảnh minh họa - Nguồn: viendaotao.vn)
(PLVN) - Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện trong những năm qua, nhưng vấn đề an toàn lao động ở nước ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Việc cải thiện môi trường lao động, nâng cao ý thức cả doanh nghiệp lẫn người lao động... hướng đến một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người lao động là một hành trình cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Văn hóa an toàn - “sức mạnh” bảo vệ người lao động

Tọa đàm Quản trị rủi ro bằng văn hóa an toàn, tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024. (Nguồn ảnh: Viện KHATVSLĐ)
(PLVN) - Không phải đến bây giờ, khi hàng loạt các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra và nguy cơ mất an toàn lao động luôn rình rập doanh nghiệp, người lao động, vấn đề văn hóa an toàn mới được quan tâm. Nhưng cần làm gì để văn hóa an toàn thực sự trở thành “sức mạnh” bảo vệ người lao động, giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, thì đó vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam và rất cần được quan tâm.

Quấy rối tình dục tại công sở: Một góc nhìn về an toàn lao động

Cảnh giác với những biểu hiện QRTD tại công sở (Ảnh: Web Cool)
(PLVN) - Những năm gần đây, vấn đề về quấy rối tình dục tại nơi làm việc khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân của việc quấy rối tình dục tại công sở không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tinh thần mà còn bị ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, an toàn lao động, sự tự do và phát triển của họ trong xã hội.

Bảo đảm an toàn lao động bằng công cụ pháp luật

Cần nâng cao nhận thức người lao động về pháp luật ATVSLĐ. (Ảnh: haiphong.gov.vn)
(PLVN) - Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt, Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động - một trong những xu hướng tất yếu của thế giới. Khi đó, pháp luật chính là công cụ quan trọng để kiểm soát, bảo vệ những chuẩn mực, sự tiến bộ, tích cực trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tâm huyết của người đảng viên, trưởng bản trên vùng đất Điện Biên anh hùng

Ông Cù Huy Thước viết sau bức ảnh lưu niệm chụp với gia đình con cháu vị trưởng bản đã từng giúp bộ đội năm xưa.
(PLVN) - Vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ thành phố Điện Biên Phủ, nhưng bản Him Lam 2 đã và đang “nằm sâu” trong trái tim của rất nhiều người dân nơi đây cũng như du khách. Bởi những nụ cười rạng rỡ, ấm áp, bởi những tấm lòng hiếu khách, sẻ chia và cả bởi những sắc váy Thái quyến rũ đến lạ kỳ. Có được thành công này, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền, còn có cả sự nỗ lực không ngừng nghỉ của vị trưởng bản, Phó Bí thư Chi bộ mà gia tộc đã có 7 đời gắn bó với nơi đây...

BHXH Việt Nam: Kết quả triển khai Đề án 06 tháng 5/2024

BHXH Việt Nam: Kết quả triển khai Đề án 06 tháng 5/2024
(PLVN) - Tính đến nay, hệ thống đã xác thực trên 96,8 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý với CSDL quốc gia về dân cư; 100% cơ sở KCB BHYT đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp với trên 82,5 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.

Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Ngày hội Thanh niên Công nhân năm 2023. (Ảnh: Đăng Hải)
(PLVN) - Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029), thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội LHTN Việt Nam, trong tháng 5/2024, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024.

Phòng thủ trước thiên tai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (10/5), tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024, đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan.

Phú Yên: Ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Lãnh đạo 2 đơn vị ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với NCHXAPT.
(PLVN) - Ngày 10/5, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Phú Yên ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (NCHXAPT) trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.