Những thư viện sáng tạo nhất thế giới

Thư viện thành phố Kansas (Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ)
Thư viện thành phố Kansas (Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ)
(PLVN) - Quả là không ngoa khi nói thư viện phần nào thể hiện rõ nét văn hóa của một quốc gia. Nhiều thư viện đã được thiết kế độc đáo, sáng tạo, đầy tâm huyết, cho thấy sức quyến rũ diệu kì và giá trị của việc đọc sách, bất kể đó là ở ngóc ngách nào trên trái đất này.

Thư viện thành phố Kansas (Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ)

Dọc theo bức tường phía nam bên ngoài tòa nhà, thư viện trông giống như một kệ sách khổng lồ. Tòa nhà ban đầu được dùng làm ngân hàng, và trên thực tế gian phía bên trong thư viện vốn được dùng làm kho chứa tiền từ năm 1925. Ảnh: Getty Images.
Dọc theo bức tường phía nam bên ngoài tòa nhà, thư viện trông giống như một kệ sách khổng lồ. Tòa nhà ban đầu được dùng làm ngân hàng, và trên thực tế gian phía bên trong thư viện vốn được dùng làm kho chứa tiền từ năm 1925. Ảnh: Getty Images. 
Thư viện Biblioteca Vasconcelos (Mexico City, Mexico)
Là một thư viện lớn, nhưng cách bài trí bên trong của thư viện này giống với một cơ sở lưu trữ đồ sộ hơn là một thư viện. Nội thất của thư viện được thiết kế mở tạo hiệu ứng mê cung lấy cảm hứng từ tác phẩm điêu khắc "Ma trận di động" của Gabriel Orozco. Thư viện nằm trong khuôn viên rộng 6 mẫu đầy cây cối đặc trưng của Mexico. Ảnh: Getty Images
Là một thư viện lớn, nhưng cách bài trí bên trong của thư viện này giống với một cơ sở lưu trữ đồ sộ hơn là một thư viện. Nội thất của thư viện được thiết kế mở tạo hiệu ứng mê cung lấy cảm hứng từ tác phẩm điêu khắc "Ma trận di động" của Gabriel Orozco. Thư viện nằm trong khuôn viên rộng 6 mẫu đầy cây cối đặc trưng của Mexico. Ảnh: Getty Images 

Thư viện thành phố Stuttgart (Stuttgart, Đức)

Khai trương vào năm 2011, thư viện công cộng chín tầng này do Yi Architects thiết kế, đặc trưng bởi bảng màu trắng nối trắng tuyệt đẹp, được thắp sáng bởi ánh sáng xanh vào ban đêm, với hình khối đậm nét. Thư viện là điểm nhấn văn hóa của thành phố, được thiết kế mở và tràn ngập ánh sáng. Ảnh: Tân Hoa Xã
Khai trương vào năm 2011, thư viện công cộng chín tầng này do Yi Architects thiết kế, đặc trưng bởi bảng màu trắng nối trắng tuyệt đẹp, được thắp sáng bởi ánh sáng xanh vào ban đêm, với hình khối đậm nét. Thư viện là điểm nhấn văn hóa của thành phố, được thiết kế mở và tràn ngập ánh sáng. Ảnh: Tân Hoa Xã 

Biblioteca Sandro Penna (Perugia, Ý)

Ở một đất nước nổi tiếng với kiến trúc cổ điển và các tòa nhà lịch sử, Biblioteca Sandro Penna nổi bật vì tính thẩm mỹ hiện đại. Thư viện này được xây dựng vào năm 2004, được đặt theo tên của một nhà thơ địa phương và dễ dàng nhận ra bởi mặt kính màu hồng hình tròn gợi nhớ đến một chiếc đĩa bay.
 Ở một đất nước nổi tiếng với kiến trúc cổ điển và các tòa nhà lịch sử, Biblioteca Sandro Penna nổi bật vì tính thẩm mỹ hiện đại. Thư viện này được xây dựng vào năm 2004, được đặt theo tên của một nhà thơ địa phương và dễ dàng nhận ra bởi mặt kính màu hồng hình tròn gợi nhớ đến một chiếc đĩa bay.

Thư viện bãi biển (Albena, Bulgaria)

Đọc một cuốn sách kinh điển trên bãi biển là một trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Bulgaria. Thư viện được dựng ngay trên bãi biển với những chiếc kệ màu trắng bằng chất liệu chịu được nhiều loại thời. 6.000 cuốn sách bằng 15 ngôn ngữ luôn sẵn sàng để mọi du khách có thể tìm thấy cuốn sách mình muốn ngay cả khi đang tận hưởng ánh mặt trời trên bờ biển. Ảnh: Getty Images
Đọc một cuốn sách kinh điển trên bãi biển là một trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Bulgaria. Thư viện được dựng ngay trên bãi biển với những chiếc kệ màu trắng bằng chất liệu chịu được nhiều loại thời. 6.000 cuốn sách bằng 15 ngôn ngữ luôn sẵn sàng để mọi du khách có thể tìm thấy cuốn sách mình muốn ngay cả khi đang tận hưởng ánh mặt trời trên bờ biển. Ảnh: Getty Images 

Dịch vụ thư viện lạc đà (Tỉnh Đông Bắc, Kenya)

Để khắc phục tình trạng tỷ lệ người biết chữ khá thấp ở vùng sa mạc của Kenya, chính phủ nước này đã nghĩ ta một hình thức thư viện độc đáo: thư viện lạc đà. Một thư viện di động được chở trên lưng 9 con lạc đà mang sách đến các ngôi làng du mục. Thư viện phục vụ 4 ngày mỗi tuần, tập trung chủ yếu vào trẻ em. Thư viện đang mong được đầu tư nhiều hơn để có thể tăng được các đầu sách và phục vụ được trong phạm vi lớn hơn so với hiện tại. Ảnh: AFP/Getty Images.
 Để khắc phục tình trạng tỷ lệ người biết chữ khá thấp ở vùng sa mạc của Kenya, chính phủ nước này đã nghĩ ta một hình thức thư viện độc đáo: thư viện lạc đà. Một thư viện di động được chở trên lưng 9 con lạc đà mang sách đến các ngôi làng du mục. Thư viện phục vụ 4 ngày mỗi tuần, tập trung chủ yếu vào trẻ em. Thư viện đang mong được đầu tư nhiều hơn để có thể tăng được các đầu sách và phục vụ được trong phạm vi lớn hơn so với hiện tại. Ảnh: AFP/Getty Images.

Thư viện Bishan (Singapore)

Được xây dựng vào năm 2006, thư viện này tạo ấn tượng cảm quan mạnh mẽ với những lớp vách thủy tinh nhô ra khỏi tòa nhà một cách ngẫu nhiên, tạo nên những góc ấm cúng nhưng thoáng mát khắp tòa nhà. Bạn đọc là trẻ em được thiết kế một phòng đọc mở ở tầng trệt vừa thu hút được sự tương tcs của người đọc vừa ngăn được tiếp ồn để không làm phiền phòng đọc phía trên.
 Được xây dựng vào năm 2006, thư viện này tạo ấn tượng cảm quan mạnh mẽ với những lớp vách thủy tinh nhô ra khỏi tòa nhà một cách ngẫu nhiên, tạo nên những góc ấm cúng nhưng thoáng mát khắp tòa nhà. Bạn đọc là trẻ em được thiết kế một phòng đọc mở ở tầng trệt vừa thu hút được sự tương tcs của người đọc vừa ngăn được tiếp ồn để không làm phiền phòng đọc phía trên.

Thư viện Đại học Seikei (Tokyo, Nhật Bản)

Thư viện thường được biết đến với bầu không khí yên tĩnh, thế nhưng Thư viện Đại học Seikei lại khuyến khích mọi người nói chuyện. Shigeru Ban - người đoạt giải thưởng Pritzker - đã thiết kế thư viện với các vỏ cách âm tạo ra không gian riêng cho những người cần tập trung nghiên cứu, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các nhóm khác trao đổi thảo luận, khiến thư viện trở thành hoàn hảo cho mọi hình thức học tập. Ảnh: Seikei Gakuen.
Thư viện thường được biết đến với bầu không khí yên tĩnh, thế nhưng Thư viện Đại học Seikei lại khuyến khích mọi người nói chuyện. Shigeru Ban - người đoạt giải thưởng Pritzker - đã thiết kế thư viện với các vỏ cách âm tạo ra không gian riêng cho những người cần tập trung nghiên cứu, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các nhóm khác trao đổi thảo luận, khiến thư viện trở thành hoàn hảo cho mọi hình thức học tập. Ảnh: Seikei Gakuen. 

Thư viện Đại học Macquarie (Sydney, Úc)

Công trình Thư viện Đại học Macquarie là một tòa nhà được làm từ vật liệu tái chế, có mái nhà màu xanh lá cây và được thiết kế để mô phỏng dáng vẻ của một cây bạch đàn. Thư viện cũng được áp dụng công nghệ cần cẩu robot để đưa những cuốn sách được yêu cầu đến quầy lễ tân.
 Công trình Thư viện Đại học Macquarie là một tòa nhà được làm từ vật liệu tái chế, có mái nhà màu xanh lá cây và được thiết kế để mô phỏng dáng vẻ của một cây bạch đàn. Thư viện cũng được áp dụng công nghệ cần cẩu robot để đưa những cuốn sách được yêu cầu đến quầy lễ tân.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.