Những quốc gia chia sẻ thành quả phát triển bằng chia tiền cho dân

Tổng cộng sẽ có 2,8 triệu người Singapore nhận được thông báo tặng tiền bắt đầu từ ngày 2/10
Tổng cộng sẽ có 2,8 triệu người Singapore nhận được thông báo tặng tiền bắt đầu từ ngày 2/10
(PLO) - Tổng cộng sẽ có 2,8 triệu người Singapore nhận được thông báo tặng tiền bắt đầu từ ngày 2/10. Tổng số tiền lên tới gần 512 triệu USD sẽ được trao cho người dân nước này vào tháng 12.

Bộ Tài chính Singapore khuyến khích công dân nhận thưởng qua ví điện tử PayNow, tài khoản ngân hàng trực tuyến. Những người đăng ký phương thức thanh toán này sẽ được nhận tiền vào 7/11.

"Như đã thông báo về Ngân sách 2018, chính phủ sẽ tặng một phần tiền thưởng đôla Singapore cho tất cả công dân đã đủ tuổi thành niên vào năm nay. Điều này phản ánh cam kết lâu dài của chính phủ về việc chia sẻ thành quả phát triển của đất nước với công dân", trích thông báo của Bộ Tài chính Singapore.

Các công dân đủ điều kiện sẽ nhận được từ 100 - 300 đôla Singapore (73-220 USD), tùy thuộc vào bản Đánh giá Thu nhập năm ngoái. Khoản tiền thưởng mới sắp được trao cho công dân sau khi báo cáo ngân sách quốc gia Singapore năm 2017 cho thấy thặng dư gần 10 tỷ đôla Singapore. 

Lần gần nhất chính phủ Singapore tặng tiền cho công dân là năm 2011, khi 2,5 triệu người trưởng thành ở đảo quốc này nhận được "cổ tức tăng trưởng" từ 100-800 đôla Singapore (73-585 USD).

Không chỉ có Singapore, trên thế giới, nhiều quốc gia cũng sử dụng phương thức này để chia sẻ thành quả phát triển với công dân. Tại Phần Lan, từ năm 2017, quốc gia này khởi động chương trình thử nghiệm cấp 560 EUR mỗi tháng cho 2.000 người dù họ có đi làm hay không. Chương trình này kéo dài đến hết năm nay.

Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng phải thuộc nhóm đang nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp thu nhập. Số tiền họ được cấp không bị đánh thuế.

Chương trình này có thể khuyến khích nhiều người thất nghiệp tìm việc làm do họ sẽ không lo mất trợ cấp. Nhiều người thất nghiệp tại nước này không muốn làm việc bán thời gian vì chỉ cần kiếm được một khoản thu nhập nhỏ, trợ cấp của họ cũng có thể bị mất.

Tại Arab Saudi, sau khi đăng quang năm 2015, Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud chi 32 tỷ USD để thưởng cho người dân. Những người được nhận tiền là công chức, binh lính, sinh viên, người về hưu và những người đóng góp cho các hiệp hội nghề nghiệp hoặc câu lạc bộ văn học và thể thao. Họ nhận được số tiền tương đương hai tháng lương của mình.

Các chuyên gia đánh giá động thái này nhằm giúp quá trình chuyển giao quyền lực sau khi cố vương Abdullah qua đời diễn ra suôn sẻ. 

"Người dân yêu quý. Mọi người xứng đáng nhận được nhiều hơn so với những thứ mà tôi có thể ban phát", Vua Salman viết trên Twitter.

Đây không phải lần đầu tiên vua Arab Saudi tặng tiền cho dân. Cố vương Abdullah từng tăng lương 15% cho công chức sau khi lên ngôi vào năm 2005. Năm 2011, ông thưởng một tháng lương cho dân chúng sau khi chữa bệnh ở nước ngoài.

Tại Ba Lan, tháng 4/2016, Ba Lan khởi động chương trình "Gia đình 500+" để tăng tỷ lệ sinh và giảm nghèo cho trẻ em bằng cách cải thiện điều kiện sống của những gia đình nhiều con.

Với chương trình này, phụ huynh có thể nhận trợ cấp 500 PLN (120 EUR) nếu có hai con trở lên cho đến khi các con đủ 18 tuổi. Các gia đình một con cũng được nhận trợ cấp nếu thu nhập trung bình mỗi thành viên trong gia đình dưới 800 PLN (180 EUR). Chương trình này được áp dụng với khoảng 55% trẻ em Ba Lan dưới 18 tuổi.

Kết quả cho thấy chương trình có tác động tích cực với tỷ lệ sinh. Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương Ba Lan (GUS) cho thấy số ca sinh đẻ đã tăng 13-15% tháng 12/2016 - 1/2017 so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, một trong những lo ngại về chương trình này là nó có thể tác động xấu đến thị trường lao động. Người có mức lương thấp có thể lười làm việc hơn còn phụ nữ có thể chọn ở nhà chăm con thay vì làm việc.

Tại Canada, tháng 4/2017 - 4/2018, 4.000 người trong độ tuổi 18-64 sống tại Ontario, Canada có thu nhập dưới 34.000 USD/năm được tham gia chương trình thử nghiệm là nhận khoản tiền 16.989 USD trừ đi 50% thu nhập cá nhân.

Ví dụ, nếu một người kiếm được 10.000 USD/năm, họ sẽ nhận thêm khoản thu nhập cơ bản là 16.989 - 5.000 = 11.989 USD/năm. Như vậy, tổng thu nhập của người đó là 21.989 USD/năm.

Chương trình này nhằm giúp chính phủ đánh giá xem thu nhập cơ bản có thể giúp người thu nhập thấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống và chi trả y tế như thế nào. Kết quả chương trình đang được đánh giá bởi các chuyên gia tại bệnh viện St. Michael và Đại học McMaster.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.