Những phóng viên xả thân vì bản tin

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Kể từ năm 1993, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 3/5 là Ngày tự do báo chí thế giới, cho đến nay, hơn 825 nhà báo đã hy sinh trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà các phóng viên, nhà báo chùn bước.

“Đừng lo lắng, tôi vẫn đây”, phóng viên ảnh Shah Marai của hãng tin AFP nói với một đồng nghiệp qua ứng dụng WhatsApp. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau đó, một quả bom thứ 2 đã phát nổ. 2 vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại Kabul 30/4 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 25 người, trong đó có 9 nhà báo.

Đây là vụ tấn công cướp đi sinh mạng của nhiều nhà báo nhất tại Afghanistan ít nhất kể từ năm 2002 cho đến nay và cũng là một trong những vụ tấn công khiến nhiều nhà báo tử nạn nhất trên thế giới, theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo. Các nhà báo tử nạn sau khi có mặt ở hiện trường để đưa tin về vụ đánh bom xảy ra 40 phút trước đó. Vụ việc xảy ra chỉ 3 ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới. 

Chính phủ Afghanistan trong một tuyên bố được đưa ra sau đó miêu tả việc tấn công nhằm vào các nhà báo là tội ác không thể tha thứ. Theo cảnh sát Afghanistan, vụ đánh bom kép là hoàn toàn có chủ đích, trong đó vụ việc đầu tiên có quy mô nhỏ hơn nhằm thu hút đông người tới hiện trường. Vụ đánh bom thứ 2 có quy mô lớn hơn nhiều và số người thương vong vì thế cũng cao hơn nhiều. Đặc biệt, kẻ đánh bom trong vụ việc thứ 2 đã cải trang thành một nhà báo ảnh để gây án. 

Trong số những người tử nạn vì vụ việc có Marai – nhà báo đã có đến 20 năm lăn lộn đưa tin tại Kabul. Ngoài ra, 4 nhân viên của các hãng tin Afghanistan cũng có mặt trong danh sách những nạn nhân xấu số. Nạn nhân trong vụ  việc còn có phóng viên ảnh Yar Mohammad Tokhi. Anh Tokhi thiệt mạng khi chuẩn bị kết hôn với người bạn gái lâu năm. Còn phóng viên của hãng tin RFE/RL ở Kabul Abadullah Hanazai thì mới kết hôn được 8 tháng. Ở thời điểm gặp nạn, anh mới bước sang tuổi 28. Cũng trong ngày hôm đó, một phóng viên của hãng tin BBC tại Afghanistan tên Ahmad Shah cũng đã bị tấn công trong một vụ việc riêng rẽ xảy ra tại tỉnh Khost.

Vụ tấn công nói trên được nhiều người xem là lời nhắc nhở đẫm máu về công việc của những nhà báo. Bom, đạn, dao và cả cái chết là những thứ mà các nhà báo có thể sẽ phải đối mặt trong quá trình tác nghiệp. Họ hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân trong của những làn đạn nơi chiến trường hay những vụ tấn công có chủ đích dù làm nghề ở những đất nước không có chiến tranh. Thống kê của Ủy ban bảo vệ nhà báo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2018, tổng cộng đã có 1.290 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp. Ngoài ra, 58 người khác đã mất tích trong cùng thời gian. 

Không chỉ gặp nguy hiểm từ tên bay đạn lạc, các phóng viên ở nhiều nơi còn gặp nhiều vấn đề khác. Nhà báo Shafqat Ali ở Pakistan – một trong những nước được miêu tả là chết chóc nhất đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí – cho biết, việc đưa tin ở Islamabad tương đối dễ dàng so với những nơi khác. Tuy nhiên, trong suốt 21 năm làm báo của anh, con đường mà anh đi chưa bao giờ nhẹ nhàng.

Theo Ali, mỗi khi muốn viết gì đó độc quyền hay thực hiện các phóng sự điều tra, anh đều phát hiện mình đang bị theo dõi. Có những lúc, anh đột ngột nhận được cuộc gọi đề nghị tham gia các buổi thông tin dù những thông tin đó đều đã được đăng tải trên báo chí. Việc nhận được những cuộc gọi bất ngờ như vậy luôn khiến tôi cảm thấy bất an. Bên cạnh đó, những cuộc gặp bất ngờ cũng khiến anh cảm thấy áp lực. 

“Có những lằn ranh mà chính phủ, các đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và các tổ chức vạch ra mà nếu nhà báo vượt qua sẽ nhận được cảnh cáo ngay lập tức. May mắn là tôi chưa bao giờ bị bắt cóc hay bị quấy rối nhưng bước ra khỏi nhà và chào tạm biệt người thân – những người luôn mong chờ bạn quay về vào buổi tối – vẫn chưa bao giờ là dễ dàng”, anh Ali kể và cho biết thêm rằng gia đình đã nhiều lần khuyên anh bỏ nghề để tìm kiếm một nghề khác phù hợp hơn.

Theo Ủy ban bảo vệ nhà báo, trong tháng 4 vừa qua, số vụ vi phạm nhằm vào các phóng viên ở nước này đã gia tăng mạnh, với tổng cộng 84 nhà báo đã bị tấn công. Trước đó, trong tháng 3 vừa qua, con số này là 82 nhà báo, trong đó có 14 nhà báo nữ.

Theo Báo cáo chỉ số tự do báo chí năm 2018 do tổ chức Phóng viên không biên giới soạn thảo, các vụ tấn công có chủ đích và thái độ thù nghịch với truyền thông và nhà báo đang có xu hướng gia tăng. Được công bố thường niên từ năm 2002, Chỉ số tự do báo chí đo mức độ tự do báo chí ở 180 nước. Theo báo cáo, năm 2017 được xem là năm nguy hiểm nhất với các nhà báo, với 18 nhà báo đã thiệt mạng và số lượng những người bị tống giam đã tăng đến mức kỷ lục.

Việc đe dọa báo chí cũng được cho là đã trở nên phổ biến, kể cả ở phương tây. Báo cáo dự báo tình hình năm 2018 thậm chí có thể tồi tệ hơn. Theo đó, một số lãnh đạo của các nước dân chủ coi truyền thông không phải là một phần thiết yếu của xã hội mà là “kẻ thù của nhân dân”. Vẫn theo báo cáo, ngoài việc bị lăng mạ, bị đối xử thù nghịch, các nhà báo còn có nguy cơ cao bị gây tổn hại về thân thể.

Tuy nhiên, vì thế giới cần biết sự thật. Vì vẫn phải có ai đó đứng ra làm công việc vất vả, nguy hiểm nhưng cũng đầy vinh quang này nên lớp lớp các nhà báo vẫn đã và đang tiếp tục xông pha, cung cấp cho người đọc những bản tin nhanh nhạy, chính xác và kịp thời. Họ, dù đôi khi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đối mặt với nỗi sợ hãi và bám vào những tia hy vọng để đi đến cùng của sự thật, đem lại hy vọng cho những người không thể tự nói ra được những khó khăn của họ. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.