Những ngư dân đón Tết trên biển Hoàng Sa quê hương

Những đoàn tàu chờ thời tiết thuận lợi sẽ rẽ sóng ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa .
Những đoàn tàu chờ thời tiết thuận lợi sẽ rẽ sóng ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa .
(PLVN) - Những ngày cuối năm, ngư dân nhiều tỉnh, thành miền Trung vẫn hối hả cho tàu thuyền vươn khơi xa, nhất là ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.  

Tàu về no cá

Cảng số 3 thuộc Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) ngày giáp Tết, hàng chục tàu cá của ngư dân miền Trung vào neo đậu chờ bán hải sản. Những con tàu lưới rê, lưới bùng nhùng, chụp mực, hay tàu giã cào nổ máy chờ đến lượt cân hải sản. Dưới các hầm cấp đông, các loại cá to đánh bắt từ biển Đông được xếp gọn gàng, một số loại nhỏ hơn đã nằm sẵn ở các khay. Tiếng cười nói rộn cả bến cảng.

Hai tàu cá của lão ngư Lê Văn Xin (60 tuổi, quận Sơn Trà) vào cảng từ 4h sáng để cân cá cho các thương lái; một phần đem lên chợ hải sản bán. Ông Xin có hai tàu cá công suất trên 500CV/tàu hành nghề chụp mực phía Tây Bắc ngư trường Hoàng Sa. Chuyến đi vừa qua chừng 10 ngày nhưng mỗi lao động cũng kiếm được trên 8 triệu đồng.

“Ở Hoàng Sa mùa này hải sản nhiều lắm”, ông Xin khoe, ánh mắt rạng ngời. Sau khi trở về bán hải sản, ông Xin cũng tuyên bố tổ chức thết đãi các lao động, sau đó nghỉ ngơi vài hôm, rồi tiếp tục ra khơi bám biển đúng thời điểm Tết.

Cùng dự định, ngư dân Nguyễn Bốn (quận Thanh Khê) cho tàu trở về nghỉ ngơi ít ngày sau một hành trình dài ngày ở ngư trường Hoàng Sa từ giữa tháng Chạp. Vốn có nhiều kinh nghiệm đánh bắt ở Hoàng Sa, nên mỗi chuyến ra khơi ở ngư trường này, tàu ông Bốn đều khai thác có hiệu quả. Đi nửa tháng, mỗi lao động trên tàu ông Bốn thu nhập tới 30 triệu. Theo ông Bốn, sau khi nghỉ ngơi ít bữa, tàu chuẩn bị tiếp tục trở lại Hoàng Sa với mong muốn chuyến cập cảng ngày đầu năm sẽ đầy ắp cá tôm.

Thời điểm này, tại Âu thuyền Thọ Quang, ngoài hàng chục tàu công suất lớn của ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng tấp nập vào bờ, còn có nhiều tàu đang chuẩn bị ra khơi. Vì thế, bên cạnh bán buôn hải sản, hàng trăm cây đá từ các nhà máy đá Văn Thông, Sơn Trà… đang khẩn trương cho “chảy” xuống các tàu. Nước uống, lương thực, thực phẩm cũng được đưa lên tàu một cách khẩn trương để chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày tới.

Cùng cảnh tượng, vũng tránh trú tàu thuyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) tàu thuyền liên tục ra vào. Ngoài những con tàu của ngư dân sau một đêm dài bám biển ven bờ cập đảo, không ít tàu cá đang khẩn trương tiếp thêm nhiên liệu, vươn khơi cho kịp phiên biển cuối năm tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Đang tiếp thêm ba ngàn lít dầu diezen cùng hàng chục phuy nước ngọt lên con tàu cá công suất 650 CV, ngư dân Dương Văn Thanh, chủ tàu cá QNg 96477 TS, ở xã An Hải cho biết, mùa biển cuối năm trước, anh cho tàu vươn khơi ở ngư trường Trường Sa, còn năm nay, thời tiết cuối năm biển động mạnh nên anh quyết định chuyển ngư trường về Hoàng Sa. Thời gian đi tới 25 ngày, nên anh chuẩn bị thêm thực phẩm cho ngư dân đón Tết trên tàu. Khoảng mùng Sáu tháng Giêng tàu sẽ về, ngư dân khi đó có khoản tiền kha khá, về “xông nhà” luôn, vì thế ai nấy đều rất hồ hởi.

Cũng lời anh Thanh, một số tàu khác đi từ mùng 10 tháng Chạp, cũng chọn Hoàng Sa để khai thác cá bò gù và chàm mắt đỏ, hai loại hải sản tiêu thụ mạnh trong dịp Tết, giá cao. “Tàu về chỉ cần được chục tấn cá là coi như thắng lớn, bởi giá hải sản những ngày cuối năm luôn tăng cao 2-3 lần so với ngày thường”, anh Thanh nói. 

Tàu là nhà, Hoàng Sa là quê hương

Sau bữa tiệc liên hoan với ngư dân, xế chiều vãn khách, ông Lê Văn Xin kéo vài người bạn về ngôi nhà khang trang tại Sơn Trà, vừa pha trà mời khách, vừa hàn huyên những câu chuyện vượt sóng dữ đánh bắt tôm cá. Ông tâm tình, cuối năm, mưa gió diễn biến phức tạp nên thời gian đi biển của ngư dân hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Tuy vậy, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, thấy trời hửng ráo với cái nắng ươm mật, ông quyết “phải xuống thuyền ngay” và năm nay kiểu gì cũng bội thu hải sản. 

“Tôi đã lớn tuổi, con cháu có thể thay thế, lo kinh tế. Nhưng cứ như nghiệp, tôi vẫn bám theo không ngơi nghỉ, kể cả Tết. Dù ngày Tết, nhiều ngư dân miền Trung như tôi vẫn hướng ra biển. Ở đó không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Xin nói.

Theo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, những ngày cuối năm này, lượng hải sản hàng ngày về từ các vùng biển, trong đó đặc biệt Hoàng Sa ước đạt khoảng hơn 100 tấn /ngày. Khoảng giữa tháng Chạp, đa phần ngư dân đã trở lại biển khơi để tiếp tục hành nghề. 

Để ngư dân yên tâm hơn trong việc đánh bắt, Hội Nghề cá TP Đà Nẵng cũng đã đề nghị các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thường xuyên có mặt trên biển để hỗ trợ ngư dân khi cần thiết. Lực lượng Biên phòng và các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong đất liền cũng luôn sẵn sàng các phương án khi ngư dân có yêu cầu. Có như vậy, ngư dân mới yên tâm làm “cột mốc sống” và trở thành những con “mắt thần” kịp thời phát hiện các hành vi tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam…

Còn tại đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Thị Hương điểm lại, năm nay, cuối năm thời tiết biển diễn biến phức tạp, cộng với là nguồn hải sản tại một số ngư trường dấu hiệu suy giảm, nên việc làm ăn của ngư dân gặp khó.

Tuy nhiên, vượt lên khó khăn, mùa biển năm 2018, ngư dân trong huyện vẫn khai thác được gần 34 ngàn tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 650 tỷ đồng, thu nhập một lao động trên biển đạt từ 90 -110 triệu đồng/người/năm.  

Bà Hương trải lòng, trong không khí bộn bề của những ngày cuối năm, hàng chục tàu cá của ngư dân Lý Sơn vẫn luôn chờ thời tiết thuận lợi sẽ rẽ sóng ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, kỳ vọng phiên biển bội thu mùa cá.

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên, học sinh chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia

Thế hệ trẻ phải kiên trì, dám dấn thân để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp

(PLVN) - Trong lễ khai mạc: “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V” được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 25/3, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn thế hệ trẻ luôn kiên trì, dám dấn thân, đoàn kết, mạnh dạn, sáng tạo để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…