Những điều ít biết về phi đội nhào lộn huyền thoại chuyên bay MiG-29 của không quân Nga

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay – ngày 6/5 kỷ niệm 30 năm thành lập "Strizhi" - một trong những đội bay nhào lộn của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng máy bay chiến đấu. Phi đội này nổi tiếng không kém các "Hiệp sĩ Nga" bay trên máy bay chiến đấu Su.

Nhưng khác với họ, "Strizhi" bay trên máy bay chiến đấu "hạng nhẹ" MiG-29. Ngày nay, phi công của cả hai nhóm thường biểu diễn cùng nhau, trong một đội hình duy nhất.

Những người giới thiệu MiG-29 ra thế giới

Mùa hè năm 1983, Trung đoàn tiêm kích không quân cận vệ 234, đóng tại sân bay Kubinka ở ngoại ô Moscow (Nga), bắt đầu tiếp nhận chiếc máy bay mới nhất lúc bấy giờ - máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ một chỗ ngồi thế hệ 4 MiG - 29. 

Và ngay năm sau, 4 phi công - Trung tá Bezlyudny, Thiếu tá Soloviev, Kravets và Spitsa - đã trình diễn trên "MiG - 29" tổ hợp động tác nhào lộn trên không trong đội hình "hình thoi". 

Mùa hè năm 1986, các phương tiện chiến đấu mới đã đến thăm quốc gia láng giềng — nước Phần Lan. Sáu chiếc MiG-29 đã bay biểu diễn trên bầu trời căn cứ không quân Rissal. Chỉ huy nhóm là Đại tá Longinenko.

Tiêm kích MiG-29 của nhóm phi công biểu diễn "Strizhi" (Chim én) trong các cuộc bay trình diễn trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ Tư “Quân đội-2018”
Tiêm kích MiG-29 của nhóm phi công biểu diễn "Strizhi" (Chim én) trong các cuộc bay trình diễn trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ Tư “Quân đội-2018” 

Năm 1991, tại căn cứ không quân Kubinka, ba đội nhào lộn đặc biệt trên các máy bay chiến đấu được hình thành: tiêm kích Su-27, MiG-29 và cường kích Su-25. Nhóm bay sử dụng những chiếc MiG có tên là "Strizhi" (Chim én).

Không phải ngẫu nhiên họ có tên đó. Với hình dáng của mình, MiG-29 phần nào gợi nhớ đến loài chim tương đối nhỏ và nhanh nhẹn này. Chim én có thể bay trong thời gian dài và rất nhanh (tốc độ - lên tới 160 km/h), kiếm thức ăn - côn trùng - ngay khi đang bay, dọn sạch "khoảng không" xung quanh chúng. Chim én có thể uống nước khi bay qua hồ chứa, và tìm kiếm tổ của mình vốn ẩn kín khỏi những cặp mắt tò mò bằng định vị tiếng vang. 

Và một chiếc "máy bay chiến đấu được trang bị radar, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không và nghỉ ngơi sau các chuyến bay trong một hăng ga kín đáo" có gì khác với con chim én sống động ?!

Nhóm phi công biểu diễn "Strizhi" (Chim én) trên tiêm kích Mig-29 trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ Tư “Quân đội-2018”

Nhóm phi công biểu diễn "Strizhi" (Chim én) trên tiêm kích Mig-29 trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ Tư “Quân đội-2018”

Những chú chin én dệt nên điều kỳ diệu trên bầu trời

Ngày 6/5/1991, nhóm "Strizhi" biểu diễn lần đầu tiên tại triển lãm hàng không. Buổi biểu diễn công khai đầu tiên ở nước ngoài của đội nhào lộn trên không diễn ra vào mùa xuân năm 1992 tại Pháp, tại các sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập phi đội Normandie-Niemen.

Sáu "MiG - 29", sơn màu trắng và xanh, tạo ra một cảm giác thực sự, hoàn thành đầy đủ tổ hợp các động tác nhào lộn trên không trong một đội hình dày đặc, nhưng thay đổi thứ tự sắp xếp. Màn trình diễn của các phi công Nga kết thúc với màn cơ động ngoạn mục hóa giải đội hình với việc thả mồi bẫy nhiệt. 

Năm 1993, "Strizhi" đến thăm Đông Nam Á lần đầu tiên: triển lãm LIMA 93 tại Malaysia và Thái Lan. Cùng năm, nhóm được trao danh hiệu “Đội nhào lộn trên không xuất sắc nhất thế giới”. Trong nhiều năm, "Strizhi" đã biểu diễn tại nhiều sự kiện khác nhau ở Nga và nước ngoài, tham gia liên tục tại triển lãm hàng không MAKS ở Zhukovsky ngoại ô Moskva.

Máy bay tiêm kích MiG-29 của đội lái siêu đẳng "Chim én".
 Máy bay tiêm kích MiG-29 của đội lái siêu đẳng "Chim én".

Kể từ năm 2003, những chiếc máy bay của đội được sơn theo gam màu khác: trắng và đỏ với hình bóng màu xanh ở trên và dưới (theo màu cờ Nga). 

Ngày nay, thành phần chính của phi đội gồm 8 - 9 phi công cấp bậc từ đại úy đến đại tá. 11 người khác thuộc nhóm không cố định. "

Hành trang" của họ - 32 màn nhào lộn trên không, được thực hiện đơn lẻ, theo cặp hoặc theo nhóm 4 hoặc 6 máy bay, theo 7 đội hình khác nhau. Các động tác nhào lộn trên không được thực hiện ở độ cao từ 200 đến 1600 m, với tốc độ từ 220 đến 800 km/h. Nhưng có những số liệu cho thấy trong quá trình thực hiện mà tốc độ tại những thời điểm nhất định giảm xuống 0 km/h; MiG-29 "đóng băng" trên bầu trời trong tư thế thẳng đứng giây lát.

Máy bay tiêm kích MiG-29 của đội thuật lái nhào lộn “Cánh én” trong phi trường quân sự ở Kubinka. Ảnh: Sputnik.

Máy bay tiêm kích MiG-29 của đội thuật lái nhào lộn “Cánh én” trong phi trường quân sự ở Kubinka. Ảnh: Sputnik.

Bộ đôi MiG và Su

Từ đầu những năm 2000, đội bay “Strizhi” bắt đầu huấn luyện chung với đội nhào lộn trên không «Hiệp sĩ Nga», sử dụng máy bay Su hạng nặng. 

Tại triển lãm hàng không MAKS-2007, một nhóm gồm 9 máy bay MiG-29 và Su-27 đã trình diễn thuật bay “cái thùng” đồng bộ theo thứ tự nhào lộn trên không “viên kim cương lớn”. Trước đó, chưa ai trên thế giới làm được điều này với sự tham gia của nhiều loại máy bay khác nhau. Cho đến ngày nay, các phi công Nga vẫn là những người duy nhất trên thế giới thực hiện những động tác như vậy. 

Và "viên kim cương Kubinka" - đội hình kim cương gồm 5 chiếc Su và 4 chiếc MiG - đã trở thành "danh thiếp" của hàng không quân sự Nga.

Với đội hình này, "Chim én" và "Hiệp sỹ" sẽ bay qua thủ đô Moscow vào ngày 9 tháng Năm tới, trong phần hàng không của cuộc diễu binh kỷ niệm 76 năm Chiến thắng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.