Nhóm người giàu mới nổi ở Việt Nam đang tăng nhanh

Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam.
(PLO)- Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được ghi nhận là tăng trưởng nhanh nhóm người giàu mới nổi.

Bộ phân nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) của Tạp chí The Economist với sự hỗ trợ từ Citi, vừa công bố báo cáo về nhóm New Wealth Builders (NWB - tạm dịch là nhóm người giàu mới nổi), đã chỉ ra rằng, nhóm này đang tăng trưởng nhanh trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo của EIU, nhóm người giàu mới nổi có  tài sản trung bình từ 100.000 đến 2 triệu đô la Mỹ. Nhóm này được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nhóm khác, bao gồm Nhóm Người Giàu (High Net Worth) và Nhóm Đại Chúng (Mass Market) từ năm 2010.
Hiện giá trị tổng tài sản trên toàn cầu của nhóm NWB đã lên tới khoảng 88 nghìn tỷ đô la Mỹ và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên 145 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.

Báo cáo cho biết, khu vực Mỹ La Tinh sẽ sở hữu số lượng người nằm trong nhóm NWB cao nhất thế giới, theo ngay sau là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà dẫn đầu sẽ là Trung Quốc và Nhật Bản.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ dự kiến sẽ dẫn đầu về số lượng người gia nhập Nhóm NWB với khoảng 4,9 triệu người có tài sản trung bình 178.000 đô la Mỹ (tỷ lệ tăng trưởng 47,4%). Tiếp sau đó là các nước: Indonesia (41,2%); Việt Nam (34,9%); Thái Lan (23,6%); và Philippines (22,8%).

Ông Jonathan Larsen – Giám đốc Toàn cầu Khối Bán lẻ kiêm Giám đốc Khối Tài chính cá nhân Citi Châu Á cho biết, NWB là một hiện tượng mang tính toàn cầu quan trọng của nền kinh tế thế giới, nhóm này có vai trò lớn trong thúc đẩy sự gia tăng tài sản tiết kiệm và các hoạt động kinh tế.
Đặc điểm chung của nhóm này là những người giàu tự thân, nhận thức xã hội cao và rất chú trọng vào đầu tư gia tăng giá trị tài sản hiện có.
Báo cáo này cũng dự đoán rằng, tăng tưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ ở Việt Nam vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ hạn chế lạm phát xoắn ốc giai đoạn 2011 – 2012.
Ngoài ra, số liệu phát triển kinh tế khả quan của năm 2014 khiến các nhà phân tích đưa ra những dự báo tích cực về viễn cảnh kinh tế 2015, trong đó chỉ ra rằng Việt Nam tiếp tục là mảnh đất hấp dẫn cho nhóm NWB tăng trưởng khi chi tiêu cho lĩnh vực tiêu dùng tiếp tục tăng, thu nhập bình quân cả người dân tăng./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.