Nhớ tết quê xưa...

Háo hức nhất là trẻ con, lo toan nhất là người lớn nhưng chủ đề Tết tràn ngập trong nhà, ngoài xóm. Tất cả dành cho Tết, hướng đến Tết, hỏi han nhau về Tết…, không khí chuẩn bị cho Tết rộn ràng, cuốn hút và lan tỏa trong tâm trạng mỗi người.

Tháng một chạp âm lịch (tức tháng 11, 12), gặt hái đã xong, ruộng đồng đất nghỉ chờ vụ cấy mùa sau, trời hanh hao, thoảng trong gió lạnh ngày đông đã xôn xao chuyện Tết. Háo hức nhất là trẻ con, lo toan nhất là người lớn nhưng chủ đề Tết tràn ngập trong nhà, ngoài xóm. Tất cả dành cho Tết, hướng đến Tết, hỏi han nhau về Tết…, không khí chuẩn bị cho Tết rộn ràng, cuốn hút và lan tỏa trong tâm trạng mỗi người.

Có những đoàn người ngược lên phía rừng, họ đi lấy củi (lạ thay, củi cũng được gọi là củi Tết), lấy lá dong, lấy giang cho nồi bánh chưng ngày Tết. Họ trở về, không bằng đường bộ nữa mà bằng đường thủy. Những cái mảng nứa chứa đầy sản vật núi rừng, thong thả theo dòng suối, dòng sông mà về xuôi. Những người buôn bán đường rừng đem quần áo, hàng tạp hóa,… đổi lấy nấm hương, mộc nhĩ, gạo nương, măng khô, nếp cẩm,… tấp nập ngược xuôi.

Các phiên chợ cứ đông dần lên để đến ngày chợ phiên cuối cùng bung ra rực rỡ sắc màu, đủ các loại hàng hóa, sản vật địa phương, cái gì ngon nhất, đặc biệt nhất được đem ra mua bán, trao đổi vào phiên chợ Tết.

Vì thế, đi chợ Tết ở mỗi miền quê là một cái thú của sự khám phá và tìm hiểu, của sự thưởng thức và chiêm nghiệm, trong đó có cả bề nổi và chiều sâu của văn hóa làng. Chợ quê phiên giáp Tết, tràn ngập hương vị sắc màu dân giã, nhưng tinh ý một chút có thể cảm nhận sự thẩm thấu của cái nghèo, cái lo toan vất vả của nhà nông, thoáng mủi lòng trước niềm vui khó tả của đứa trẻ nhận chiếc kẹo nhuộm phẩm mầu xanh đỏ, sự nâng niu hộp mứt rẻ tiền của một cụ già,…

Tết quê xưa, ngày cuối cùng của năm, làng trên xóm dưới vang lên tiếng lợn kêu eng éc. Cái tiếng lợn kêu do bị bắt từ chuồng, bị chọc tiết này thực sự là âm thanh vui vẻ, đầy sức cuốn hút đối với cả trẻ em và người lớn. Tiếng lợn kêu và tiếng pháo – âm thanh đặc trưng của Tết xưa. 

Câu cửa miệng người ta hỏi thăm nhau là Tết này có lợn mổ không?. Cái gật đầu xác nhận là niềm tự hào và biểu hiện sung túc. Ngày ấy, ai hoàn thành nghĩa vụ thực phẩm với Nhà nước thì mới được mổ lợn. Bằng không, phải đi “ăn đụng”, mà phần lớn là đụng, một đùi hoặc nửa con, thậm chí chỉ nửa đùi lợn, song đó là niềm vui bất tận của trẻ con từ lúc đặt nồi nước làm lông đến khi được cho cái đuôi để gặm.

Trẻ con còn có một niềm vui nữa là ngày Tết được mặc quần áo mới. Quanh năm, suốt tháng chỉ vận toàn đồ cũ, vá víu, mặc lại, không có gì diễn tả nổi niềm vui con trẻ khi xúng xính trong bộ đồ mới! Vì thế, mới có câu đúc kết niềm vui này: “Già được bát canh, trẻ có manh áo mới”. Tết, và chỉ có ngày Tết mới thỏa mãn được nhu cầu này cho cả hai đối tượng già và trẻ.

Chuẩn bị cho ngày Tết rộn rã lắm. Các bà, các chị gặp nhau ở bến nước, giếng làng, nào giặt giũ đón Tết, nào cọ lá bánh chưng, nào xóc đỗ, ngâm gạo… Chuyện trò rôm rả, tất bật niềm vui. Nồi bánh chưng sôi sùng sục trên bếp lửa trở thành trung tâm của cả nhà, mọi người tập trung lại, sưởi lửa, làm việc, chuyện trò,… Hàng xóm sang chơi cũng sà vào bếp, náo nức đợi lúc vớt bánh, chuẩn bị giờ phút giao thừa. Nồi nước tắm ghé cạnh nồi bánh chưng, tỏa hương vị đặc biệt của lá mùi già, ai đã tắm nước này vào đêm trừ tịch hẳn chẳng có loại sampoo cao cấp nào làm cho quên được.

Tết đầm ấm, thanh bình mà chan hòa tình làng nghĩa xóm. Trong gió xuân, đường làng phấp phới người đi lại, mùi rượu, mùi trầu cau ấm nồng phảng phất. Câu chào hỏi, chúc tụng râm ran trong nhà, ngoài ngõ. Đến chúc Tết nhà nhau, gia chủ đã kịp bưng lên một mâm cỗ, dứt khoát khách phải ăn, nếu không “mất dông” cả năm. Những cái gì dành dụm suốt một năm, người ta trút hết vào dịp Tết.

Phải thế chăng nên Tết xưa rất vui, rất được mong chờ dẫu vật chất chẳng được dồi dào. Cả một năm chỉ có 3 ngày Tết, cái sự kiện hội tụ đủ các yếu tố tâm linh, phong tục, sinh hoạt cộng đồng, sum họp gia đình, nghệ thuật ẩm thực,… ấy không bị pha loãng bởi bất cứ sự kiện nào, không bị sự dư thừa vật chất làm cho nhàm chán, không bị chi phối bởi lối sống công nghiệp và thói ăn xổi ở thì, nên đậm đà khí vị, để lại những ấn tượng khó phai.

Giờ đây, khi cái Tết truyền thống đã phôi pha ít nhiều và mang màu sắc mới, nó không được đón chào nồng nhiệt và mong đợi như xưa, cái gọi là “vui như Tết” cũng không còn giá trị biểu cảm trên thực tế. Dẫu sao, cái Tết truyền thống của chúng ta vẫn mang một giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa, di sản tinh thần cần phải giữ gìn, tôn trọng.

Thật buồn khi có những người lớn tiếng đề nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng là “xóa” Tết âm lịch đi vì nó không còn hợp với thời đại, không phải với phong cách công nghiệp, ta nên bắt chước người Nhật chỉ đón Tết dương lịch mà thôi(?!). May thay, ý kiến đó được ít người ủng hộ nên chúng ta và con cháu vẫn còn cái Tết sum vầy, để đón Tết, ăn Tết, chơi Tết và vui Tết …

Bình Sơn

Tin cùng chuyên mục

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Đọc thêm

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.