Nhiều vi phạm tại dự án Nhà máy Kanglongda Huế

Tại dự án nhà máy Kanglongda Huế, một số công trình, nhà xưởng được xây khi chưa đầy đủ giấy phép. (Ảnh: Nguyên Nhật)
Tại dự án nhà máy Kanglongda Huế, một số công trình, nhà xưởng được xây khi chưa đầy đủ giấy phép. (Ảnh: Nguyên Nhật)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bị công an đã xử phạt vì thi công không đúng thiết kế về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ngoài ra chưa có giấy phép xây dựng giai đoạn 2, nhưng chủ đầu tư dự án Nhà máy Kanglongda Huế (nằm ở Lô CN-5, Khu công nghiệp Phong Điền - Viglacera, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn tiếp tục cho xây dựng một số công trình.

Dự án Nhà máy Kanglongda Huế do Cty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư; được Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (BQL KKT,CN) cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 26/9/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 9/8/2022, tổng vốn đầu tư hơn 206 triệu USD (khoảng gần 5.000 tỷ VNĐ).

Dự án có diện tích đất khoảng 35,6ha (thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng của TCty Viglacera - CTCP), chia làm 3 giai đoạn, thời gian thực hiện từ 2020, dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành trong quý IV/2024.

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất găng tay sử dụng một lần, găng tay bảo hộ lao động đa chức năng, sản xuất sợi polyethylen, xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm găng tay sử dụng một lần. Quy mô sản xuất 10 tỷ chiếc găng tay/năm, 400 tấn sợi polyethylene/năm.

Vào tháng 8/7/2022, Cty này đã bị UBND huyện Phong Điền ra quyết định xử phạt 130 triệu đồng vì tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Ngoài bị phạt tiền, Cty này còn bị UBND huyện buộc dừng thi công đối với những công trình xây dựng không phép. Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, Cty này vẫn tiếp tục xây dựng một loạt công trình không phép.

Ngoài bị xử phạt về xây dựng, ngày 26/7/2023, Cục Cảnh sát PCCC & Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cũng đã kiểm tra Cty Kanglongda. Biên bản nêu, tại thời điểm kiểm tra, còn một số nội dung tồn tại như: Chưa cung cấp đầy đủ bản vẽ hoàn công thể hiện bậc chịu lửa (giải pháp bọc bảo vệ kết cấu), chèn bịt các trục kỹ thuật xuyên sàn, tường ngăn cháy; biên bản nghiệm thu thử nghiệm hoạt động và nghiệm thu hoàn thành các hệ thống PCCC; bản vẽ hoàn công bể nước chữa cháy; Bản vẽ hoàn công các giải pháp về bố trí mặt bằng, công năng....

Dự án cũng chưa xuất trình đầy đủ bản vẽ hoàn công lắp đặt các vách, cửa ngăn cháy, lắp đặt ống gió… thể hiện sự phù hợp với giấy chứng nhận kiểm định. Báo cáo kết quả thi công, nghiệm thu công trình về PCCC chưa đầy đủ các nội dung. Chưa đầy đủ giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (lô đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, cửa ngăn cháy; trụ chữa cháy ngoài nhà...). Chưa thi công hoàn thiện sơn chống cháy tại một số kết cấu chịu lực…

Với những vi phạm trên, Cty này sau đó đã bị Cục Cảnh sát PCCC & Cứu nạn, cứu hộ xử phạt 23 triệu đồng do thi công không đúng theo thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế cho biết, để dự án Nhà máy Kanglongda Huế xây dựng không có giấy phép xây dựng, trách nhiệm thuộc BQL KKT,CN tỉnh. BQL KKT,CN có đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm xử lý, nếu vượt thẩm quyền phải báo cáo UBND tỉnh. Sở Xây dựng sẽ yêu cầu BQL KKT,CN báo cáo sự việc để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh xử lý.

Về phía BQL KKT,CN tỉnh cho biết, trước mắt đã yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình khi chưa có giấy phép xây dựng. Khi đầy đủ, hồ sơ thủ tục mới được thi công trở lại. “Vi phạm trong lĩnh vực PCCC thì công an đã phạt, vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng thì huyện đã phạt; tới đây, chúng tôi sẽ đề nghị Sở KH&ĐT xử phạt liên quan đến lĩnh vực đầu tư”, đại diện BQL KKT,CN cho biết.

Mới đây, ông Phan Quý Phương (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có buổi làm việc với Cty Kanglongda Huế về những vướng mắc, vận hành trong quá trình đưa nhà máy vào hoạt động. Ông Phương đề nghị phía Cty tập trung hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế PCCC theo hiện trạng và theo yêu cầu kiểm tra của Cục PCCC & Cứu nạn, cứu hộ; nếu chưa bảo đảm các quy chuẩn bắt buộc thì chưa đi vào vận hành, chạy thử. Phía Cty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cố ý làm sai quy định.

Đọc thêm

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.