“Nhiễu sự” kiểm tra chuyên ngành

“Nhiễu sự” kiểm tra chuyên ngành
(PLVN) - Thủ tục nhiêu khê, chi phí tốn kém, doanh nghiệp (DN) có cảm giác bị "hành" - đó là phác thảo những bất cập của hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành được các chuyên gia "tả" lại trong Hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành - Vấn đề và kiến nghị” do CIEM tổ chức sáng ngày 6/9.

Chưa đạt yêu cầu

Ghi nhận có sự chuyển biến trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN), song theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW CIEM, hoạt động quản lý, KTCN đang chậm lại và ít được quan tâm, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.

Theo báo cáo của CIEM, một số kết quả tích cực đã đạt được có thể kể đến như: Số mặt hàng phải thực hiện quản lý, KTCN đã giảm từ 100.000 (năm 2015) xuống còn 78.000, tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan chỉ còn 19,4%. Ngoài ra, tính đến tháng 6/2020, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa. 

Tuy nhiên, kết quả này chưa đạt được yêu cầu Chính phủ đặt ra. Mục tiêu đặt ra là giảm 50% số mặt hàng KTCN, tỷ lệ kiểm tra tại giai đoạn thông quan là 10%. Đặc biệt, tiếng là có 198 thủ tục hành chính thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia nhưng theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nguyên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM, thì “cổng này chưa thực sự hiệu quả”, nhiều thủ tục vừa là thủ tục giấy, vừa online nên vô hình trung tạo thêm gánh nặng cho DN vừa phải đáp ứng thủ tục giấy, vừa lo thủ tục online.

“Những thay đổi tích cực vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và cộng đồng DN. Những vướng mắc, bất cập về quy định thủ tục trong quản lý, KTCN vẫn đang là rào cản gây tốn kém thời gian và chi phí của DN” - bà Thảo phát biểu.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Kể loại câu chuyện một DN cách đây 5 năm bỏ 7 tỷ đồng để đầu tư nhưng suốt 5 năm không xong thủ tục, DN cay đắng mất 3,5 tỷ đồng tiền lãi, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng CIEM - đã phải thốt lên: “Nhìn đâu cũng thấy chi phí, rủi ro, sự bất định của chính sách!”

Lấy nhiều mẫu, kết quả 1, thu phí theo số lần lấy mẫu (!?)

Khẳng định có sự chuyển biến trong quản lý, KTCN, nhưng Phó Viện trưởng CIEM cũng thẳng thắn khi cho rằng trong thời gian qua đã có thêm nhiều rào cản.

Theo rà soát của CIEM, sau gần 2 năm số lượng văn bản quản lý, KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã tăng hơn 120 văn bản. Đặc biệt, đang có bất cập về danh mục mặt hàng quản lý, KTCN do đối tượng rộng (78.000 mặt hàng), có mặt hàng chưa đầy đủ mã HS hoặc chưa đầy đủ tiêu chuẩn, quy chế kỹ thuật. Đáng ngại có khoảng 25 nhóm sản phảm hàng hóa (tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã HS ở cấp độ 8 chữ số, và tương đương với 1.500 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể) còn chồng chéo trong thực hiện thủ tục quản lý, KTCN.

Ảnh minh họa: DN phản ánh Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất.

Ảnh minh họa: DN phản ánh Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất.

Dẫn chứng về thời gian và chi phí thực hiện thủ tục quản lý, KTCN, bà Thảo cho biết tuy thời gian có giảm hơn trước nhưng vẫn còn dài, dẫn đến rủi ro cho DN (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh…). Đặc biệt, nhiều Bộ ngành chưa cắt giảm chi phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm chi phí cho DN. 

Dẫn chứng nhiều nhất được đưa ra trong lĩnh vực nông nghiệp như phí kiểm dịch thú y, phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, phí kiểm dịch thực vật… Đặc biệt, theo phản ánh của DN, Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất, số lượng/khối lượng mẫu quá lớn, kết quả chỉ có 1 thử nghiệm nhưng tính phí theo số lượng lấy mẫu (ví vụ 5 mẫu thì mức phí tương đương như 5 thử nghiệm…”

Tự nguyện sao “hành” doanh nghiệp?

Liên quan đến quy định về đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô hàng nhập khẩu, Nghị định 74/2018/NĐ-CP yêu cầu DN phải có Giấy Ủy quyền của nhà nhập khẩu và giấy xác nhận của cơ quan có thểm quyền về đăng ký sử dụng MSMV (Trung tâm MSMV quốc gia, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng). 

Đây là vấn đề nhiều DN, hiệp hội DN như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần lên tiếng. Theo đại diện của Eurocham, để có được các giấy tờ này, một tập đoàn nước ngoài với lực lượng luật sư hùng hậu đã phải soạn thảo văn bản, mang lên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để chỉnh câu chữ rồi mới chuyển ra nước ngoài để có được giấy ủy quyền. Quy trình này mất 34 ngày chưa kể 3 ngày xác nhận trong nước. “Nếu với các DN Việt Nam như VASEP thì đây là quy định đánh đố DN và không cần thiết…” - ông Nguyễn Hồng Uy, Đại diện Tiểu ban thực phẩm và Dinh dưỡng của Eurocham, chia sẻ.

Theo đề xuất của đại diện Eurocham, cần bỏ thủ tục xác nhận này bởi MSMV là tự nguyện áp dụng, DN chỉ cần thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước, nếu sai DN tự chịu trách nhiệm…

Doanh nghiệp không hài lòng là tín hiệu tốt

Trước quá nhiềù vấn đề liên quan đến quản lý, KTCN, nguyên Viện trưởng CIEM - TS Nguyễn Đình Cung - lại có cái nhìn khá lạc quan. Theo ông, một khi DN không hài lòng thì đó là tín hiệu tốt và nên có nhiều cải cách trong tương lai. 

Dẫn chứng về Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm mà đại diện Eurocham đưa ra khi đề cập đến những chính sách thiết thực đối với DN, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng đây là một thực tiễn tốt cần được nhân rộng.

Tuy nhiên, những chính sách tốt như vậy không nhiều. “Quy định của ta hầu như thiếu tính khoa học, tính thực tiễn, phi lý! Vậy do đâu? Gốc của vấn đề vẫn là tư duy! Tư duy quản lý của ta là theo hướng kiểm soát. Đó là anh làm gì tôi phải biết, phải báo tôi mới được làm!” - nguyên Viện trưởng CIEM băn khoăn. Ông cho rằng đây là vấn đề cốt lõi cần thay đổi.

Một thực tế nữa, theo chuyên gia này, là bấy lâu nay chúng ta vẫn hô hào cải cách thể chế, nhưng nó là gì thì không ai trả lời được. “Không nội hàm được thì không có hành động, không có phương hướng!” - nguyên Viện trưởng CIEM lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...