Nhiều hội đồng thi né báo chí

Có một điều đáng nói, dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích nhà báo thông tin chống tiêu cực thi cử nhưng không phải Hội đồng thi nào cũng hợp tác với báo chí dù đã có thẻ và giấy tờ đầy đủ do Sở GD cấp.

Có một điều đáng nói, dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích nhà báo thông tin chống tiêu cực thi cử nhưng không phải Hội đồng thi nào cũng hợp tác với báo chí dù đã có thẻ và giấy tờ đầy đủ do Sở GD cấp.

Có an toàn, nghiêm túc?

Dù đã có những hiệu quả nhất định, nhưng theo đánh giá của không ít chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT đã và đang thể hiện một kết quả khá… vô nghĩa! Có thể thấy, với yêu cầu bức thiết phải đổi mới các kỳ thi, tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ phải khẩn trương hơn nữa, dù là “co” lại thành một kỳ thi hay vẫn giữ nguyên cả tốt nghiệp và “3 chung”.  

Thí sinh vui vẻ với đề thi vừa sức
Thí sinh vui vẻ với đề thi vừa sức

Đây là năm thi đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép các thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Khác với nỗi lo ban đầu, phần đa thi sinh đều cho rằng, nhiệm vụ của thí sinh là làm bài thi chứ không phải việc phát hiện và tố cáo tiêu cực.

Rồi nữa, những băn khoăn, lo lắng của dư luận, hay nói chính xác hơn là của nhiều bậc phụ huynh không phải không có căn cứ. Bởi mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi chưa biết là phúc hay họa.

Và đặc biệt, năm nay, để bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT được an toàn, nghiêm túc, chất lượng, lần đầu tiên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chính thức giữ một đường dây nóng, sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin phản hồi liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.

 Có một điều đáng nói, dù Bộ trưởng đã khuyến khích nhà báo thông tin chống tiêu cực thi cử nhưng không phải Hội đồng thi nào cũng hợp tác với báo chí dù đã có thẻ và giấy tờ đầy đủ do Sở GD cấp.

Ngay 9h sáng trong buổi thi Văn đầu tiên- đó là thời gian không phải đầu giờ hay cuối giờ chưa ổn định, PV tác nghiệp tại trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng nhận được lời từ chối của Chủ tịch Hội đồng thi là 10h30 quay lại (khi thời gian thi đã kết thúc được 30 phút thì PV đâu cần phải xuống tận Hội đồng thi như vậy). Tiếp đó, PV cũng nhận được lời từ chối tương tự tại Hội đồng thi Dân lập THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (cũng thuộc quận Cầu Giấy- Hà Nội). Được biết, hiện tượng trên cũng diễn ra tại cụm thi Trường THPT Hà Huy Tập, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)…

Học sinh đi thi, đâu phải đi… chống tiêu cực.

“Trước đây, chúng ta đã cấm các em không được mang máy vào phòng thi, bây giờ lại bảo để “giám sát”, rồi minh bạch để cho phép các em, tôi sợ rằng việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi cái mất sẽ nhiều hơn cái được. Vì nói cho cùng các em đi thi phải tập trung làm bài cho tốt, bố mẹ, người thân, thầy cô và chính các em cũng mong chờ điều đó. Chứ không ai bắt các em phải đặt nhiệm vụ chống tiêu cực lên hàng đầu như vậy, học sinh đi thi nhưng không thi mà lại chống tiêu cực là không đúng với nhiệm vụ của các em trong kỳ thi.”.

(GS Đào Trọng Thi- Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội)

Cô Nguyễn Thị Xuân Mai, (Phó Hiệu trường THPT Phan Đình Phùng- Hà Nội) cho biết: Có hai điểm trong quy chế gây phức tạp như việc quy định cho mang máy quay, máy ghi âm vào. Chúng tôi không thể biết hết các loại máy, nên chúng tôi phải nhờ công an có chuyên môn vào giúp.

Chúng tôi quán triệt trông thi nghiêm túc, từ hôm thi đến giờ chưa thấy tài liệu phao thi, kể cả khi hết giờ. Bên cạnh đó, khi phổ biến quy chế chúng tôi phân tích lợi hai khi mang máy quay vào sẽ ảnh hưởng đến việc làm bài.

Ngoài ra, việc cho phép thí sinh đến chậm 15 phút khiến cho tình hình thêm phức tạp. Nếu thí sinh sử dụng quyền này cũng không hay. Về kỳ thi này theo tôi bị căng thẳng do lượng kiến thức nhiều, thêm vào đó phải thi nhiều môn quá. Còn kỳ thi vẫn phải thi vì ba cấp phải có một kỳ thi đánh giá- cô Mai nhấn mạnh.

Mặc dù ngày nào kì thi cũng được đánh giá diễn ra an toàn, nghiêm túc nhưng sau các môn thi, đặc biệt là môn xã hội, bao giờ phao thi cũng được xả ra ngay khu vực trường thi. Và nhiều người cũng lo ngại rằng, phía ngoài cánh cổng trường thi im ắng là những làn sóng ngầm của căn bệnh thành tích thâm căn cô đế.

Bởi cho dù có tổ chức thi lại lần 2 như năm 2007, thì kết quả thi vẫn cao chót vót. Và sự việc Đồi Ngô năm 2012 chỉ là một hiện tượng quá đà mà thôi.

Đề thi không thể học tủ, học vẹt?

Một tín hiệu đáng mừng của kì thi năm nay đó là đề thi được các chuyên gia giáo dục đánh giá là vừa sức và có tính phân loại cao. Đặc biệt với cách ra đề đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức trải đều chứ không chỉ học “tủ”, học “vẹt”.

Năm nay, đề thi văn vượt qua những sáo mòn khi không đề cập đến mẫu hình một vĩ nhân hay gương người tốt nào đó quá xa xôi với thời cuộc, đề thi chỉ ra một con người bình thường như bao nhiêu người khác, lại là học sinh cùng lứa với những thí sinh hôm nay, và sự việc chỉ mới diễn ra hơn một tháng.

Đó là trường hợp của học sinh Nguyễn Văn Nam, lớp 12 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết đuối, cuối cùng Nam đã hy sinh. Những thí sinh tham gia kỳ thi này, rồi bạn bè ở ngôi trường Nam học, đều đã làm bài thi với tâm trạng đầy cảm xúc. Bài học về đạo đức, giá trị sống đã trở thành một điều rất đỗi giản dị, dễ dàng đi vào tâm hồn các em.

Với các đề còn lại, nhiều ý kiến cũng nhận định mang tính thời sự và vận dụng nhiều kiến thức từ thực tiễn cuộc sống. Đề môn địa lý năm nay tiếp tục bàn đến vấn đề nóng bỏng: quan hệ với các nước láng giềng về biển đảo mà theo nhiều giáo viên nếu không đưa kiến thức có được từ thông tin thời sự bên ngoài, thí sinh khó lòng được điểm cao.

Ngoài ra, không chỉ tập trung vào vấn đề quen thuộc, nội dung đề thi nói đến những chuyện xã hội đang quan tâm là việc làm và lao động… Để làm bài tốt, theo các giáo viên, thí sinh phải biết vận dụng kiến thức trải đều, không thể đoán mò, học tủ, học vẹt…

Hy vọng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc thay đổi cách dạy và học máy móc ở phổ thông.

Nguyễn Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...