Nhiều giải pháp hay ứng phó với hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(PLVN) - Chiều 26/4, tại TP Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Báo Tuổi Trẻ, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Các chuyên gia chia sẻ: “Phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống ô nhiễm nguồn nước” - Ảnh Phi Thuyền.

Các chuyên gia chia sẻ: “Phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống ô nhiễm nguồn nước” - Ảnh Phi Thuyền.

Đến dự có ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó Cục trường Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo địa phương các tỉnh ĐBSCL; cùng hơn 100 khách mời tham dự là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước .

Hội thảo “Giải pháp về nguồn nước vùng ĐBSCL” nhằm thúc đẩy, tìm giải pháp, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng 2 nguồn nước hợp lý, hưởng tới phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Qua đó, lan toả truyền thông giúp các địa phương, người dân, doanh nghiệp có thông tin đầy đủ hơn về tình hình hạn mặn, thiếu nước trong sản xuất, sinh hoạt. Từ đó, có những hành động thiết thực từ việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trước diễn biến cực đoan của thời tiết hiện nay.

Về giải pháp lâu dài nguồn nước cho vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Hồng Hiếu - Phó Cục trường Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường có những chia sẻ: “Việc đầu tư phát triển các ngành phải tuân thủ các quy hoạch liên quan đến vùng ĐBSCL, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch TNN quốc gia, quy hoạch tổng hợp LVS Cửu Long). Trong đó, lưu ý định hướng phát triển các ngành sao cho phù hợp với các vùng sinh thái (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) đã chỉ ra trong các quy hoạch và NQ 120 của Chính phủ”.

“Xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước vùng ĐBSCL, căn cứ kịch bản nguồn nước, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp với kịch bản nguồn nước, nhằm chủ động nguồn nước cho sản xuất, và nhất là nước cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng; Xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ việc điều hòa, phân phối nguồn nước để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, cũng như việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia phía thượng nguồn sông Mê Công. Qua đó nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu nói thêm: “Cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, dữ liệu toàn vùng, xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp dùng chung cho cả vùng ĐBSCL về khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước, đất đai và cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa trung ương và địa phương, các ngành. Song song đó, phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống ô nhiễm nguồn nước, thay đổi tập quán canh tác, thích ứng với điều kiện nguồn nước từng vùng, áp dụng các mô hình áp dụng công nghệ tăng trưởng xanh”.

Hội thảo có hơn 100 khách mời là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước - Ảnh Phi Thuyền.

Hội thảo có hơn 100 khách mời là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước - Ảnh Phi Thuyền.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Hải Linh, Chủ tịch Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Cửu Long Capital tham luận về “Các giải pháp cung cấp nước ngọt cho các tỉnh ĐBSCL”: Xây dựng nhà máy xử lý và tái sử dựng nước thải, cụ thể: thu gom nước thải, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nước thải xử lý sử dụng cho việc tưới cây, chăn nuôi. Cạnh đó, nên xây dựng hố lớn trên địa bàn những quận, huyện thường xuyên nước bị nhiễm mặn để dữ trữ nước mưa, xây bể trữ nước mưa trong từng hộ gia đình.

Ngoài ra, đóng các giếng nước ngầm nhưng chống khai thác quá mức gây sụt lún, nhà nước giữ lại và quản lý các giếng có trữ lượng lớn, sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Người dân khi sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghiệp từ nhà máy tái sử dụng nước thải và từ hố trữ nước phải trả tiền với giá hợp lý. Đồng thời, khuyến khích người dân sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, công nghệ này tiết kiệm được 60 % nước tưới kiểu truyền thống, ưu điểm chống sâu rầy, năng suất thu hoạch lại cao.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.