Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư tại Đồng Tháp

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) -  Ngày 28/6, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị hợp tác Thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023.

Đồng Tháp có trên 5000 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực. Năm 2016, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa từ Đồng Tháp sang Ấn Độ đạt 9,68 triệu USD, đến năm 2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 18,13 triệu USD. Hội nghị hợp tác thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Đồng Tháp giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận, giao lưu, tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm của các doanh nghiệp Ấn Độ, từ đó mở ra cơ hội kết nối, hợp tác vươn xa.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM tham quan các gian hàng

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM tham quan các gian hàng

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đây là lần đầu tiên Đồng Tháp tổ chức xúc tiến đầu tư chuyên biệt với một quốc gia. Điều này thể hiện sự kỳ vọng lớn lao về cơ hội mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp đến từ đất nước rộng lớn, có dòng sông Hằng linh thiêng, nổi tiếng. Sự kiện đón trên 150 doanh nghiệp Ấn Độ về tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin.

Theo ông Nghĩa, Đồng Tháp đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến. Đây thật sự là cơ hội cho doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu rất cao về thực phẩm chế biến tại quê nhà. Đồng Tháp và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như dệt may, công nghệ thông tin, dược phẩm… Hiện Đồng Tháp có 2 doanh nghiệp Dược hàng đầu cả nước, mong muốn có cơ hội phát triển hợp tác liên doanh, giúp chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực.

Nhất quán chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, Đồng Tháp đã chuẩn bị những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh như Tân Kiều, Tân Lập, Trường Xuân, Quảng Khánh, khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước và Dinh Bà đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc triển khai thi công dự án. Cùng với đó là những chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh chóng, chính quyền thân thiện,… đang mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Ấn Độ tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại vùng Đất sen hồng.

Một lợi thế khác là thời gian gần đây, mạng lưới giao thông ở ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm. Cuối tuần qua, tuyến đường bộ Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã chính thức khởi công, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Đồng Tháp chỉ còn 2 giờ, tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp trong vùng. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có hệ thống giao thông thuỷ, với 2 bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.

Ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP HCM cho biết, Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất và gia công các sản phẩm và mặt hàng khác nhau. Thế mạnh về nông, lâm nghiệp và thủy sản khá cao. Đồng Tháp sản xuất 3,39 triệu tấn lúa, 183.000 tấn trái cây, trong đó sản lượng xoài của tỉnh lên tới 185.000 tấn trong một năm. Tỉnh còn tập trung các ngành công nghiệp khác như dược phẩm và dệt may. Về kinh tế của tỉnh, GDP năm 2022 đạt khoảng 4,36 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 2,2 tỷ USD vào năm 2022. Với Ấn Độ, xuất nhập khẩu đạt 7,84 triệu USD & 10 tỷ USD 65 triệu vào năm 2022.

Ấn Độ và Việt Nam là những người bạn thân thiết, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Mối quan hệ bền chặt giữa hai bên đã được thiết lập bởi các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia. Hai nước có quan hệ hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quốc phòng và chiến lược. “Tôi rất vui được nói thêm rằng vào năm 2022, hơn 130.000 người Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong khi khoảng 34.000 bạn bè từ Việt Nam đến Ấn Độ. Năm nay, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều công ty Việt Nam xin thị thực sang thăm Ấn Độ. Việc kết nối nhiều tuyến hàng không đã giúp người dân hai bên đi lại dễ dàng đến các thành phố của cả hai nước”

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi nhiều về vấn đề đầu tư hợp tác.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi nhiều về vấn đề đầu tư hợp tác.

Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP HCM cho biết, "với sự gắn kết hơn nữa giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, chúng ta có thể dễ dàng chạm tới con số 20 tỷ USD. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên tìm cơ hội kinh doanh và hợp tác".

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, doanh nghiệp hai bên ký biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác về kinh tế và thương mại giữa các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp Đồng Tháp - các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp Ấn Độ.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.