Xã nông thôn mới nâng cao ở Quảng Ngãi 'khổ sở' vì tiêu chí nước sạch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh thực hiện mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, vướng mắc về tiêu chí nước sạch khi tỷ lệ hộ dân sử dụng theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung chưa đạt đã khiến nhiều xã gặp khó.

Rào cản tiêu chí nước sạch

Theo tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn 2021-2025, địa phương phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì chưa đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Theo tiêu chí số 17.1 của bộ tiêu chí trên quy định, các xã đạt chuẩn NTM nâng cao phải có từ 55% số hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Đây được xem là thách thức lớn đối với các xã đang thực hiện và hoàn thành các tiêu chí. Vì hầu hết các công trình cấp nước tập trung có quy mô nhỏ, manh mún, không đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, hiệu quả mang lại chưa cao. Thực tế, tại Quảng Ngãi hiện có 133/513 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động.

Nhiều địa phương gặp khó vì chưa đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Nhiều địa phương gặp khó vì chưa đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Là một trong số các địa phương đăng ký về đích xã NTM nâng cao vào năm 2025, xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) hiện đạt 11/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới về xây dựng xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Một số tiêu chí chưa đạt còn lại như tổ chức sản xuất và chất lượng môi trường sống, an ninh trật tự, nhà đa năng của trường trung học cơ sở,... Trong đó, tiêu chí tổ chức sản xuất và chất lượng môi trường sống đang là vấn đề khó khăn nhất.

Theo ông Phạm Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Hành Thuận, diện tích của xã khá lớn, trong khi các hộ dân lại sống cách xa nhau nên việc xây dựng công trình cấp nước tập trung quy mô cấp xã hoặc liên xã là điều rất khó. Bởi để xây dựng các công trình này phải tốn kinh phí khá lớn, việc duy tu, bảo dưỡng cũng rất tốn kém. Một vấn đề nữa là nhu cầu người dân dùng nước sạch không nhiều, đa phần họ đều sử dụng nước giếng.

“Căn cứ theo luật hiện nay thì xã rất khó hoàn thành tiêu chí này. Do đó, xã đề xuất các sở, ngành liên quan xem xét áp dụng tỷ lệ hộ dân đã đầu tư, sử dụng nước sạch thông qua máy lọc nước tự trang bị hoặc xem xét bố trí ngân sách để xây dựng công trình nước sạch”, ông Tâm kiến nghị.

Người dân vùng nông thôn Quảng Ngãi chủ yếu sử dụng nước giếng đào, giếng khoan để sinh hoạt.

Người dân vùng nông thôn Quảng Ngãi chủ yếu sử dụng nước giếng đào, giếng khoan để sinh hoạt.

Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm cho rằng, để thực hiện tiêu chí này cần nguồn lực đầu tư lớn, đồng thời, cơ quan quản lý phải có giải pháp phù hợp, người dân cũng cần có đóng góp và nâng cao ý thức để công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Trong khi nhiều xã loay hoay với tiêu chí trên vì thiếu công trình cấp nước tập trung thì tại một số địa phương khác đang xây dựng NTM nâng cao, dù công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng nhưng vẫn thiếu nước sạch.

Đơn cử như xã Tịnh Long (TP Quảng Ngãi) có 2 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được xây dựng từ năm 2011-2012 với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Những công trình này cung cấp nước cho khoảng 350 hộ dân nhưng hiện đã ngưng hoạt động, nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp.

Một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở xã Trà Thủy (huyện Trà Bồng) đã ngưng hoạt động.

Một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở xã Trà Thủy (huyện Trà Bồng) đã ngưng hoạt động.

Chủ tịch UBND xã Tịnh Long Nguyễn Anh Tuấn cho hay: “Gần như toàn bộ 2.000 hộ dân của xã đều sử dụng nước giếng. Tuy nhiên, có một số khu vực nước ngầm bị nhiễm phèn, gần đồng ruộng, khu nghĩa địa nên người dân mong muốn chính quyền các cấp có giải pháp vận hành trở lại công trình nước sạch. Địa phương đã nhiều lần kiến nghị sửa chữa 2 công trình trên nhưng chưa có kinh phí”.

Cần vào cuộc quyết liệt

Theo Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi Trà Thanh Danh, hiện trên địa thành phố có 8 công trình cấp nước sạch nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân các xã vùng ven. Tuy nhiên, các công trình này chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến thời điểm này, số hộ dân ở các xã vùng ven của thành phố được sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chỉ đạt 8,69%.

Ông Danh cho rằng, việc mở rộng phạm vi cung cấp nước máy, cũng như đầu tư thêm các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại khu vực Đông Bắc thành phố là việc làm cấp thiết vì khu vực này nguồn nước ngầm thường xuyên bị nhiễm phèn.

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi cũng nhận định, tiêu chí về nước sạch tập trung là một tiêu chí khó thực hiện ở hầu hết các xã đăng ký về đích NTM nâng cao.

Công trình cấp nước sạch ở thôn Tăng Long, xã Tịnh Long bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí lớn.

Công trình cấp nước sạch ở thôn Tăng Long, xã Tịnh Long bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí lớn.

Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, có nhiều công trình nước sạch phải dừng hoạt động chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng do hư hỏng, không được bảo dưỡng, sửa chữa, gây lãng phí lớn. Bên cạnh đó, đặc thù nhiều vùng nông thôn địa bàn dân cư thưa, phân tán nên chi phí đầu tư lớn, khó thu hút nhà đầu tư tư nhân.

Theo ông Phương, để đạt được tiêu chí này cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng để có giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn về chỉ tiêu, tiêu chí nước sinh hoạt cho người dân nông thôn.

“Để đảm bảo tiêu chí nước sạch tập trung cho các xã NTM, NTM nâng cao, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng một số nhà máy cấp nước liên huyện, liên xã. Đồng thời, tập trung đầu tư hệ thống đường ống cấp nước phục vụ cho các hộ dân khu vực đông dân cư dọc theo các trục đường liên huyện, liên xã”, ông Phương nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Cần gỡ vướng cho dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để đẩy nhanh tiến độ

Cần gỡ vướng cho dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để đẩy nhanh tiến độ

(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được xác định là một trong những công trình trọng điểm nhằm kết nối các khu vực kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại và du lịch. Tuy nhiên, để dự án này có thể hoàn thành đúng tiến độ, việc gỡ bỏ các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải là vô cùng cần thiết.

Đọc thêm

Tuyên dương 180 tấm gương người tốt việc tốt ở Đồng Nai

Tuyên dương 180 tấm gương người tốt việc tốt ở Đồng Nai
(PLVN) - Sáng 23/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai - Chủ nhiệm chương trình 7 - Người tốt, Việc tốt tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình 7 và tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2024, phát động phong trào Người tốt - Việc tốt năm 2025.

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu
(PLVN) - “Nhiều vị linh mục, giáo dân Công giáo và mục sư, tín hữu Tin lành đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước”, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đánh giá.

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025
(PLVN) - Về Tiên Du vào dịp cận kề năm mới khi sắc xuân đang dần đến từng thôn làng, ngõ xóm, hiện hữu trước mắt bạn sẽ là những ngôi nhà bình yên, khang trang cùng tiếng cười vui của trẻ thơ háo hức đón xuân về.

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.