Nhật ký tù binh Mỹ tố cáo tội ác Đức Quốc xã

Cuốn nhật ký của ông Tony Acevedo ghi lại những ngày tháng ông đã sống ở trại tập trung Berga.
Cuốn nhật ký của ông Tony Acevedo ghi lại những ngày tháng ông đã sống ở trại tập trung Berga.
(PLO) - Vào đêm 20/3/1945, trong trại lính lạnh lẽo của thuộc trại tập trung của Đức Quốc Xã, Tony Acevedo, một lính Mỹ gốc Mexico trạc 20 tuổi, rút ra cuốn nhật ký, hí hoáy viết: “Thi thể của Goldstein đã mang về đây để an táng, cậu ấy bị bắn trong lúc đang cố gắng đào tẩu. Nhưng thực ra, Goldstein bị bắt lại và bị bắn xuyên trán”. 

Binh nhì Morton Goldstein đến từ Egg Harbor (tiểu bang New Jersey, Mỹ). Còn Tony Acevedo là một quân y, sau này chính ông đã hé lộ về thân thế của mình. 

Nhật ký giấu kín

Chính nhờ cuốn nhật ký được giấu kín bởi người lính Anthony "Tony" Acevedo mà thế giới mới biết về số phận của các tù binh Mỹ trong sự kìm kẹp của Đức Quốc Xã (ĐQX). 

Bà Kyra Schuster tại Bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân bị tàn sát bởi ĐQX (USHMM) phát biểu: “Cuốn nhật ký quý giá của Tony Acevedo là một trong những nguồn kiến thức chính yếu của chúng tôi và kiến thức quân sự về những gì là định mệnh cho nhiều quân nhân.

Và tôi hỏi Tony rằng “Tại sao ông giữ cuốn nhật ký? Tại sao ông giữ danh sách các quân nhân?”, bởi vì chắc chắn là nếu Tony bị bắt, ông ấy sẽ bị trừng phạt tàn khốc, bị đánh đập, hay thậm chí bị sát hại vì đã giữ cuốn nhật ký. Thế rồi, ông ấy chỉ nhìn tôi và buông “Đạo đức nghĩa vụ khiến tôi phải làm điều đó”. 

Cái “đạo đức nghĩa vụ” mà Tony Acevedo đề cập đến xoay quanh những gì liên quan đến sinh hoạt thường nhật tại Berga, một trại phụ của trại tập trung Buchenwald (Weimar, Đức), và cuộc diễu hành chết chóc trong những tuần cuối cùng của Đại chiến tranh thế giới thứ II (ĐCTGII) ở Châu Âu. 

Bà Kyra Schuster khẳng định: Quân y Tony Acevedo là người Mỹ gốc Phi, ông vừa tạ thế vào ngày 11/2/2018, thọ 93 tuổi. 

Ông bị bắt giữ trong trận chiến Bulge (Trận Ardennes là một trận chiến quan trọng trong phần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Đồng Minh chiếm được lợi thế và dần dần đẩy lui quân Đức Quốc xã ra Tây Âu) vào tháng Giêng năm 1945. Một tháng sau đó, Tony Acevedo là một trong số 350 tù binh Mỹ trở thành “lao động nô lệ” ở Berga (Đức). 

Cựu quân y Tony Acevedo tại Bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát bởi ĐQX (USHMM) nhân dịp kỷ niệm 20 năm tại Los Angeles, tháng 2 năm 2013.
 Cựu quân y Tony Acevedo tại Bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát bởi ĐQX (USHMM) nhân dịp kỷ niệm 20 năm tại Los Angeles, tháng 2 năm 2013.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2013 với bảo tàng USHMM, cựu quân y Tony Acevedo cảm thán: “Nó (Berga) là một cái địa ngục. Tôi cầu mong rằng sẽ không có ngày nào phải như thế đó nữa”. 

Anthony "Tony" Acevedo chào đời ở San Bernardino (tiểu bang California) vào năm 1924, cha mẹ là người Mexico. Tony còn nhỏ đã mồ côi mẹ, người cha là kỹ sư đã tái hôn. Khoảng năm 1937, gia đình Tony bị trục xuất về Mexico và định cư ở Durango. 

Ngay từ thời niên thiếu, Tony Acevedo đã sớm hứng chịu bao cay đắng và bị cha bạo hành. Ông tự nguyện đi lính, một phần cũng bởi muốn thoát khỏi người cha hung dữ. Tony Acevedo trở thành một quân y xung kích.

Đơn vị ông đến Pháp vào tháng 12 năm 1944, và cuối cùng đổ ra trận nhằm cố gắng chuyển bại thành thắng trong trận chiến cuối cùng của quân Đức: đó là trận chiến Bulge (trận chiến Ardennes). Sau 10 ngày lâm trận, đơn vị của Tony bị bao vây và buộc phải đầu hàng quân Đức vào những ngày đầu của tháng Giêng năm 1945. 

Tony Acevedo bị bắt giữ và chuyển đến một trại tù binh chiến tranh ở Bavaria. Khoảng 1 tuần sau khi đến trại tù, theo cuộc phỏng vấn của cựu quân y Tony Acevedo với bảo tàng USHMM, thì Gestapo (cảnh sát mật Đức) đã lôi ông vào trong một cuộc thẩm vấn đặc biệt.

Không biết bằng cách nào đó, Gestapo đã mò ra thông tin ông là ai, sinh ra ở đâu và lớn lên ở nơi nào. Gestapo nhạo báng Tony vì chuyện cha mẹ ông bị trục xuất mà không có giấy tờ. Theo Tony Acevedo, Gestapo chắc mẩm ông là điệp viên và dành nhiều giờ tra tấn Tony để moi tin.

Cuộc diễu hành chết chóc

Cuộc sống trong trại tù chiến tranh rất khó khăn, nhưng không là gì so với những gì xảy ra sau đó 1 tháng. Cựu quân y Tony Acevedo ngậm ngùi nhớ lại: “Chúng tôi bị đẩy ra khỏi doanh trại và đứng thành một hàng. Có độ 4000 tù binh khi đó. Một đợt chọn lọc bắt đầu. Lúc đó, tù chiến tranh không hay biết gì về chuyện này, nhưng theo USHMM, lệnh ban ra vào 350 tù chiến tranh sẽ được sử dụng làm “lao động nô lệ”. 

Tony Acevedo nhớ lại cách Đức quốc xã đưa 350 tù binh Mỹ lên tàu hỏa, nhét họ vào những “cái hộp cá mòi”… Suốt 6 ngày, không ai có thể quỳ hay ngồi xổm. Cũng không có thức ăn hay nước uống. Những người lính dọn tuyết rơi ở hai bên toa tàu. Không có khoảng trống nào để họ xoay mình cho đỡ mỏi. Cuối cùng họ cũng đến trại tập trung tại Berga. 

Tony Acevedo kể: “Khi chúng tôi đến Berga, bọn chúng dẫn chúng tôi đến lò thiêu để tắm rửa. Chúng tôi không nghĩ nơi đó có chổ để tắm, và đinh ninh chúng đưa bọn tôi đi hỏa táng luôn. Những người tù binh bước qua những cái xác chết vì hơi ngạt. Chúng đưa bọn tôi vào các phòng hơi ngạt, chúng tôi nhìn thấy nhiều đường ống. Có một cái ống để thổi hơi ngạt. Ống khác chảy nước”. 

Những tù nhân mừng rỡ vì có nước để tắm. Nhưng ngay cả khi tắm, một số tù binh cũng lăn ra chết vì kiệt sức. Kế đó là bắt đầu đời sống lao động khổ sai: đào hầm ngầm trong đá cứng, và đói ngặt nghèo. Chỉ trong vòng 1 tuần, các tù binh hấp hối. Những tù binh nào tìm cách trốn thoát mà để bị bắt lại thì đều bị hành quyết. 

Tony Acevedo (thứ hai từ trái sang) và đồng đội thời 1935-1945.
 Tony Acevedo (thứ hai từ trái sang) và đồng đội thời 1935-1945. 

Cựu quân y Tony Acevedo bắt đầu viết nhật ký, ông giấu cuốn sổ trong ống quần dài của mình để tránh bị quân Đức phát hiện. Cuốn sổ là một danh sách dài những tù binh bị chết.

Vào đầu tháng 4 năm 1945, khi tuyết vẫn rơi dầy trên mặt đất, Đức quốc xã ra lệnh cho các tù binh tàn tạ ra khỏi trại. Họ buộc phải đi suốt hơn 200 dặm: cuộc diễu hành tử thần. Số lượng tù binh cứ thế rụng dần. Tù binh phải dùng xe đẩy để chở những ai không thể đi nổi và những người chết vì quá kiệt sức. 

Trên đường đi, các tù binh thảng thốt khi nhìn thấy những cái xác là dân thường bị thảm sát, hay rợn tóc gáy khi chứng kiến những đợt hành hình tập thể. Sau hơn 2 tuần di chuyển, đột nhiên toán lính Đức lẩn đâu mất. Xe tăng Mỹ nhanh chóng xuất hiện.

Khi nhìn thấy xe tăng Mỹ, cựu quân y Tony Acevedo hét toáng lên: “Chúa ơi! Chúa đã mang tự do cho chúng ta. Và tất cả đồng đội ôm nhau khóc, một số người quỳ gối và khóc, hôn mặt đất”. 

Theo bảo tàng USHMM thì chỉ có một nửa trong số 350 tù binh chiến tranh Mỹ gửi tới Berga còn có cơ may quay trở về nhà. 

Theo Tony, ngay lúc xe tăng Mỹ xuất hiện, nhiều tù binh Mỹ đã chết vì đột quỵ trong niềm hạnh phúc to lớn. Số khác chết vào những ngày sau đó, cơ thể họ quá yếu không thể sống được. 

Tony Acevedo đã không trở thành bác sĩ. Kỹ năng tài hoa đã giúp Tony trở thành một nhà thiết kế hàng không vũ trụ thành công. 

Lúc sinh thời, người lính già Acevedo tự hào vẫy cờ Mỹ và cắm cây cờ cựu tù binh Mỹ trên bãi cỏ trước nhà mình. Cuối đời, người cựu binh Tony Acevedo là diễn giả khách mời thường xuyên tại các trường học và đại học ở khắp miền Nam California. Ông muốn gia tăng sự nhận thức, giúp ngăn ngừa những thảm kịch chiến tranh như ông đã trải qua và không mong muốn lập lại nữa. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.