Nhật Bản mong muốn tiếp tục hợp tác hướng tới Chính phủ số của Việt Nam

(PLVN) - Theo bảng xếp hạng chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 02 bậc so với năm 2018, duy trì việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 – 2020. Môi trường kinh doanh toàn cầu tăng 20 bậc, xếp thứ 5/10 nước ASEAN; năng lực cạnh tranh tăng 10 bậc. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 8/80 và thuộc top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư.

Ngày 8/1, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng chủ trì hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”. Điểm cầu chính tại Hà Nội, phát trực tuyến tại điểm cầu Nhật Bản và các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng bày tỏ sự cảm ơn đến Chính phủ Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam… đã hỗ trợ Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam trong công tác cải cách hành chính tại Việt Nam trong thời gian qua. Đây là hội thảo lần thứ 3 được tổ chức giữa văn phòng Chính phủ và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chính phủ điện tử.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai vận hành một số trục thông tin liên thông như: Trục liên thông văn bản Quốc gia; Trung tâm báo cáo Quốc gia và Trung tâm điều hành thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cổng dịch vụ công Quốc gia… đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi văn phòng chính phủ triển khai hệ thống thông tin, cắt giảm các thủ tục điều kiện kinh doanh được hơn 15 ngàn tỷ/ năm.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ xác định: Phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung và tất yếu của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là dư địa lớn trong vấn đề cải cách, giảm chi phí tiết kiệm, phát triển kinh tế; là nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập Quốc tế của Việt Nam với quan điểm xuyên suốt: Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng của Chính phủ điện tử, và cũng là thước đo hiệu quả của Chính phủ Việt Nam. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Yamada Takio chủ trì hội thảo.
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Yamada Takio chủ trì hội thảo.

Theo bảng xếp hạng chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 02 bậc so với năm 2018, duy trì việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 – 2020. Môi trường kinh doanh toàn cầu tăng 20 bậc, xếp thứ 5/10 nước ASEAN; năng lực cạnh tranh tăng 10 bậc. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 8/80 và thuộc top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đạt được nhiều thành công. Việt Nam đã cắt giảm trên 3800 điều kiện kinh doanh, trên 6700 danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành. Riêng năm 2020, đã phối hợp thẩm tra 52 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định 280 thủ tục hành chính; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025; đồng thời ban hành 19 Nghị quyết chuyên đề thông qua phương án đơn giản hoá trên 1000 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, làm tiền đề đổi mới căn bản quản lý nhà nước về dân cư.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện hệ sinh thái Chính phủ điện tử, tạo tiền đề thực hiện chuyển đổi số, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử, số hoá các báo cáo để điều hành dựa trên dữ liệu, tăng tương tác với dữ liệu chia sẻ. Việt Nam đặt mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, tạo tiền đề thực hiện chuyển đổi số.

Trong năm 2021, Chính phủ đặt ra 19 chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, trong đó cần tập trung tăng 30% tỷ lệ các bộ, ngành, địa phương triển khai đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng 20% tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 so với năm 2020. Đặc biệt, tăng 100% các tỷ lệ cung cấp thanh toán trực tuyến đối với các khoản thuế nội địa; thực hiện đồng bộ đầy đủ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; hồ sơ thủ tục hành chính; hồ sơ của hệ thống một cửa của bộ, ngành, địa phương được đồng bộ trạng thái trên cổng dịch vụ công Quốc gia…

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh covid – 19 đang lây lan, phát triển Chính phủ điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý trên toàn Thế Giới. Việc triển khai ứng dụng số của các cơ quan quản lý hành chính Việt Nam trên mọi phương diện được cho là một trong những giải pháp mang giá trị gia tăng cao.

Đại sứ cũng rất ấn tượng với việc Chính Phủ Việt Nam đã chủ động, nhanh chóng triển khai ứng dụng NCOVI để sớm xác định được người tiếp xúc gần với người bệnh. Đây là một trong những nỗ lực tích cực mà Việt Nam đã chủ động ứng phó với dịch bệnh. Hiện nay, việc triển khai chính phủ số cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính Phủ Nhật Bản. Trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản mong muốn tiếp tục thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ để đóng góp một phần trong nỗ lực cái cách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...