Nhật Bản lo ngại khả năng "giết người" của nạn bắt nạt "ảo"

Hana Kimura tự tử có thể vì áp lực của các bình luận trên mạng xã hội. Ảnh: KyodoNews
Hana Kimura tự tử có thể vì áp lực của các bình luận trên mạng xã hội. Ảnh: KyodoNews
(PLVN) - Hana Kimura, nữ đô vật chuyên nghiệp 22 tuổi, là một trong số các diễn viên của chương trình thực tế nổi tiếng quốc tế "Sân thượng" trên Netflix, được cho là đã tự sát bằng khí độc tại nhà riêng ở Tokyo.

Kimura, người từng bị quấy rối trên trên mạng xã hội, đã được tìm thấy nằm trên giường, đầu trùm túi nilon hôm 23/5, gần đó là một thùng (dường như được sử dụng để tạo ra khí độc) cùng với những ghi chú với nội dung bằng tiếng Nhật "Khí độc đang phát ra"; một ghi chú khác cô gửi đến mẹ nói rằng "Cảm ơn vì đã sinh ra con".

Tin tức về cái chết của cô đã làm dấy lên sự phản đối công khai chống lại những hành động bắt nạt/quấy rối (chỉ trích cá nhân) trên mạng xã hội. Ca sĩ Kyary Pamyu Pamyu đăng tweet: "Mọi người nói chúng ta nên bỏ qua những bình luận vu khống, nhưng thật khó. Con người. Xin đừng quên điều này. "

Hôm 25/5, các chính trị gia hàng đầu của Nhật đã tái khẳng định sự cần thiết phải đối phó với sự bắt nạt như vậy sau cái chết của Kimura.

Người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, ông Hiroshi Moriyama, đã gặp ông Jun Azumi, người đồng cấp của ông trong Đảng Dân chủ lập hiến đối lập chính của Nhật Bản, để thống nhất một cuộc thảo luận về việc thiết lập bộ quy tắc ngăn chặn bắt nạt/quấy rối trên mạng xã hội.

"Điều quan trọng đối với cơ quan lập pháp là đóng vai trò tạo nên một xã hội nơi những sự cố như vậy không xảy ra", ông Moriyama nói. "Chúng tôi sẽ đặt mục tiêu đạt được sự đồng thuận về một hướng nhất định (đối với các quy tắc) vào mùa thu", ông Azumi cho biết.

Kimura là một trong sáu diễn viên của phim "Sân thượng Tokyo 2019-2020", phần mới nhất trong loạt phim bắt đầu vào năm 2012, được đài truyền hình Fuji phát sóng và phát trên Netflix với phụ đề tiếng Anh. 

Kimura tham gia chương trình từ tháng 9/2019 và trở thành mục tiêu của những bình luận trên phương tiện truyền thông xã hội. Các bình luận chỉ trích nhận xét và hành vi của cô trong chương trình, đặc biệt là sau một tập phát vào cuối tháng 3 vừa qua khiến cô suy sụp và có thể đã đẩy cô đến việc tự tử.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.