Nhật Bản chưa cung cấp thông tin về cán bộ nhận hối lộ

(PLO) - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông sang Nhật Bản nhưng chưa thu được kết quả khả quan, do nước này cũng đang điều tra vụ việc.
Trong 4 ngày làm việc Nhật Bản (25-28/3), Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã trao đổi với các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao, JICA... về thông tin nghi án 'hối lộ' đăng tải trên báo chí nước này. Theo ông Đông, nhà chức trách Nhật Bản đánh giá cao phản ứng tích cực của Việt Nam. 
"Quốc hội và đặc biệt là người dân Nhật Bản rất quan tâm đến vụ việc này. Vì vậy nếu vụ việc xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là vấn đề rất đáng tiếc và hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của Nhật Bản", Thứ trưởng Đông dẫn lại lời đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Tuy nhiên, phía Nhật Bản cũng cho biết thêm, hiện nay chưa có thông tin cụ thể về tiến trình điều tra vụ việc, nên thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận và được sự cho phép của Chính phủ. Cơ quan Tư pháp, Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế nước này đang vào cuộc điều tra.
Cũng theo Thứ trưởng Đông, cả hai bên cùng có những nhận thức chung và đi đến thống nhất, phải khẩn trương làm rõ, công khai minh bạch về vụ việc xảy ra; Phối hợp để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA. 
Phía Nhật Bản chưa cung cấp thông tin cụ thể về nghi án hối lộ. Ảnh: Yomiuri Shimbun.
Phía Nhật Bản chưa cung cấp thông tin cụ thể về nghi án hối lộ. Ảnh: Yomiuri Shimbun. 
Trong các buổi làm việc tại Nhật Bản, thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã đề nghị JICA nghiên cứu cải tiến quy chế vốn vay theo hình thức STEP (vốn ODA theo điều kiện đặc biệt của Nhật Bản nhà thầu chính là nhà thầu Nhật Bản) để tăng tính cạnh tranh, tránh trường hợp đến giai đoạn mở thầu chỉ có một nhà thầu tham gia, dẫn đến việc chi phí bỏ thầu tăng cao. Đề nghị này cũng nhận được sự thống cao của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng tham gia đoàn công tác.
Trước đó, chiều 28/3, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản đã thống nhất lập Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật để làm rõ và phối hợp trao đổi thông tin, xử lý nghi án 'lại quả'. Dự kiến ủy ban này sẽ họp lần đầu vào tuần tới./.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.