Nhận diện đao phủ - nạn nhân bị CIA nhục hình (P2)

Trại giam tù nhân bị liệt vào danh sách khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo.
Trại giam tù nhân bị liệt vào danh sách khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo.
(PLO) - Sau khi bản báo cáo về việc CIA tra tấn tù nhân được công bố, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein cũng mô tả hành động của CIA “là vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ”.
Ngay lập tức sau khi bản báo cáo của Thượng viện Mỹ công bố việc CIA tra tấn tù nhân tàn bạo, Thủ tướng Anh David Cameron lên tiếng khẳng định: “Chúng ta không chỉ muốn thế giới trở nên an toàn hơn mà còn muốn đánh bại chủ nghĩa cực đoan. Và chúng ta sẽ thất bại nếu đánh mất đạo đức”.
Còn Trung Quốc thì không ngần ngại chỉ trích ngay: “Trung Quốc luôn chống lại việc tra tấn. Chúng tôi tin rằng phía Mỹ nên xem lại mình, chấn chỉnh lại và tuân thủ các quy định của hiệp ước quốc tế” - AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trong khi đó, lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trên tài khoản Twitter gọi Mỹ là “biểu tượng cho sự bạo ngược chống lại loài người”.
“Chính phủ Afghanistan lên án các hành động phi nhân tính này” - Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nói.
Báo cáo cũng gây thất vọng cho các đồng minh của Washington. “Sự vi phạm các giá trị dân chủ, tự do như vậy không nên diễn ra lần nữa” - Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố.
Ngay Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein cũng mô tả hành động của CIA “là vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ”.
Kẻ tra tấn
Hầu hết không rõ tên tuổi ngoại trừ David Passaro, một nhà thầu CIA bị cáo buộc đánh đến chết một tù nhân người Afghanistan Ahmed Wali tại một địa chri đen gần Kabul gọi là “Salt Pit”.
Tù nhân bị tra tấn
1. Khalid Sheikh Mohammed:
Khalid Sheikh Mohammed
 Khalid Sheikh Mohammed
Khalid Sheikh Mohammed, người vạch ra kế hoạch tấn công khủng bố ngày 11/9, sau nhiều ngày bị tra tấn liên tục với những thủ đoạn tàn độc như bị đập mạnh vào tường, đấm vào bụng và liên tục bị dìm đầu xuống nước khiến hắn bị ngộp thở và nôn thốc nôn tháo, đã buộc phải nói với các nhân viên thẩm vấn của CIA rằng sẵn sàng cung khai.
Mohammed hiện đang bị giam ở Guantánamo Bay và là một trong năm tù nhân bị tòa án binh Mỹ kết án do liên quan tới vụ 11/9.
2. Abu Zubaydah:
Abu Zubaydah
 Abu Zubaydah
Abu Zubaydah là một đồng minh của ông trùm Al-Qaeda Osama Bin Laden, bị trấn nước 2-4 lần mỗi ngày trong liên tục 20 ngày và bị giam trong một quan tài.
Điệp viên CIA đổ nước vào mặt Zubaydah khi ông ta bị trói chân tay. Sau quãng thời gian bị tra tấn, Zubaydah trở nên điên loạn, thường xuyên khóc lóc, rên rỉ, nài xin…
Zubaydah bị bắt tại Pakistan tháng 3/2002, là người đầu tiên bị CIA tra tấn và chịu hình thức trấn nước ít nhất 83 lần. Hắn bị giam tại Guantánamo Bay hơn 8 năm.
3. Abd al-Rahim al-Nashiri:
Abd al-Rahim al-Nashiri
Abd al-Rahim al-Nashiri 
Abd al-Rahim al-Nashiri, một công dân Ả Rập đã bị cáo buộc đứng đằng sau vụ đánh bom tàu USS Cole. al-Nashiri có nhiều năm bị giam giữ tại các địa chỉ đen của CIA.
CIA từng thừa nhận đã tra khảo bằng hình thức trấn nước với al-Nashiri. Các hình thức khác còn có dí súng vào đầu, dùng mũi khoan uy hiếp, lột bỏ quần áo và đe dọa tấn công tình dục người mẹ.
Hắn bị giam giữ tại Guantanamo Bay với cáo buộc tội ác chiến tranh.
4. Ibn Shaikh al-Libi:
Abu Faraj al-Libi
 Abu Faraj al-Libi
Sinh ra tên là Ali Mohamed Abdul Aziz al-Fakheri, hắn bị bắt tại Afghanistan năm 2001. Al-Libi sau đó bị đưa tới Ai Cập.
Những người thẩm vấn đã thực hiện biện pháp "chôn giả" và các kỹ thuật tra khảo khác khiến hắn phải cung cấp cho họ những lời khai giả mạo rằng Saddam Hussein đã đưa vũ khí sinh học và hóa  học cho al-Qaida.
Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Colin Powell đã dẫn cáo buộc này trong bài phát biểu tháng 2/ 2003 của ông tại LHQ để biện minh cho hành động của Mỹ ở Iraq.
Al-Libi đã chết trong một nhà tù Libya năm 2009.

Đọc thêm

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.