Nhạc sĩ Lê Minh Sơn khẳng định “Yêu suốt cả đời”

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn khẳng định “Yêu suốt cả đời”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn vừa ra mắt CD Tình – "Yêu suốt cả đời" với lời thơ của nhà thơ Phong Huyền. Nhạc sĩ và nhà thơ chạm gặp bởi một điều: Sống nhân văn, đầy khát vọng, yêu phụ nữ mãnh liệt và yêu suốt cả đời.

Lê Minh Sơn sinh năm 1975, là nhạc công, nhạc sĩ Việt Nam và là con trai nhạc sĩ Lê Minh Châu. Anh tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội với hạng xuất sắc và từng tu nghiệp tại Pháp. Âm nhạc của anh gắn bó với dòng nhạc dân gian, ruộng, vườn, ao, chuôm, cánh cò, đồng lúa, được thể hiện qua những tác phẩm đậm đà bản sắc Việt, tuy mang âm hưởng của dân ca nhưng vẫn đậm chất hiện đại với những ngôn từ được đánh giá là mang tính độc đáo. Những ca khúc nổi bật của anh bao gồm: Ôi quê tôi, Ổi ương đầu cành, Chuồn chuồn ớt...

Anh góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng tên tuổi của các ca sĩ Thanh Lam, Tùng Dương, Ngọc Khuê, Hoàng Quyên... Nhạc sĩ từng sản xuất các album Bên bờ ao nhà mình (Ngọc Khuê), Ru mãi ngàn năm (Thanh Lam), Chạy trốn (Tùng Dương)... Anh sở hữu hàng trăm bài hát cùng với nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá trong nước và quốc tế.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn và nhà thơ Phong Huyền.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn và nhà thơ Phong Huyền.

Ngày 1/12/2022, nhạc sĩ Lê Minh Sơn ra mắt CD Tình – "Yêu suốt cả đời" với lời thơ của nhà thơ Phong Huyền. Album gồm 8 ca khúc mang âm hưởng pop trữ tình được thể hiện bởi những tên tuổi như Thanh Lam, Tùng Dương, Minh Chuyên và Lê Anh Dũng, còn có những gương mặt rất mới, lần đầu được biết đến là học trò của nhạc sĩ Lê Minh Sơn như Huy Hoàng, Viết Nguyễn.

Trong số các ca khúc của album, với chủ đề tình yêu và sự lãng mạn của tình yêu trong cuộc sống, nhà thơ Phong Huyền cho hay về tính đối xứng của hai ca khúc bộc lộ rõ nhất của đàn ông khi yêu và phụ nữ khi yêu. Đó chính là “Ướt mi xưa” do ca sĩ Lê Anh Dũng thể hiện và ca khúc “Ước muốn bến tình” do ca sĩ Thanh Lam thể hiện.

Một ca khúc khác cũng được đồng tác giả nhắc đến vì sự thú vị của ca từ và giai điệu là “Lạc tình”. Nội dung ca khúc phản ánh về những tình yêu "lạc lối" trong nhiều cuộc hôn nhân mà đôi khi không phải vì yêu một người lấy một người. Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: “Lê Minh Sơn là người từng gắn bó với tôi ra sao thì ai cũng biết. Anh Phong Huyền là một người không làm nghệ thuật nhưng lại yêu thơ, nhạc. Ca khúc "Lạc tình" lời thơ Phong Huyền, nhạc Lê Minh Sơn mang phong cách jazz Blues đúng chất Tùng Dương nội lực, máu lửa nhưng vẫn lãng mạn’’.

Tác giả Phong Huyền không phải người sinh ra làm nhạc nên khi anh sáng tác những bài thơ và được anh Lê Minh Sơn phổ nhạc giống như cơ duyên may mắn. Phong Huyền vốn học về toán và chưa biết làm thơ bao giờ. Bỗng một ngày anh có cảm xúc làm thơ. Điều thú vị, những bài thơ của anh chạm tới cảm xúc và gần như nhạc sĩ Lê Minh Sơn không phải thêm bớt ca từ.

Ngôn ngữ âm nhạc của Lê Minh Sơn dù trước đây hay bây giờ đều có thể gọi bằng hai chữ độc đáo. Mỗi bài hát không chỉ để nghe, mà còn truyền tải tâm tư, nỗi niềm đau đáu và thiết tha yêu cuộc sống. Chúng cứ tự nhiên len lỏi vào lòng người, thôi thúc con người thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với Lê Minh Sơn, âm nhạc phải vang lên từ chính tâm hồn, cảm xúc của người biểu diễn, không lúc nào giống nhau, mới lay động lòng người.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.