Nhà vua Akihito và Hoàng hậu sẽ đặt mốc son trong quan hệ Việt - Nhật

Nhà vua Akihito và Hoàng hậu sẽ đặt mốc son trong quan hệ Việt - Nhật
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam ngày 28/2-5/3. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn của báo “Yomiuri” (Nhật Bản).

Xin Chủ tịch nước cho biết đánh giá của Ngài về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Chuyến thăm này được kỳ vọng sẽ có tác động như thế nào đến quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng, trân trọng hoan nghênh Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm Việt Nam lần đầu tiên.

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã lưu lại nhiều dấu ấn trong hành trình gắn kết, giao lưu giữa hai dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Những phát hiện khảo cổ cho thấy những dấu tích gốm sứ của Việt Nam thế kỷ XV-XVII ở Okinawa và nhiều địa phương khác của Nhật Bản và đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long.

Tôi được biết, trong ngôi chùa Jomyo ở thành phố Nagoya hiện vẫn còn lưu giữ bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya mô tả một phần thương cảng Faifo - Hội An ngày nay của Việt Nam và thương thuyền của các nhà buôn Nhật Bản đến từ Nagasaki hồi thế kỷ XVII như một minh chứng sinh động cho sự khởi đầu giao thương giữa hai dân tộc.

Một số bậc chí sĩ yêu nước của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX cũng đã sang Nhật Bản tìm đường cứu nước và học hỏi những tiến bộ trong cải cách thời Minh Trị. Về văn hóa, tôi thấy thật thú vị khi ngày nay có thể ngắm hoa anh đào ngay tại Việt Nam và được biết rằng Nhã nhạc cung đình Huế và Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết.

Tôi cũng đặc biệt xúc động trước sự quan tâm của Nhà vua và Hoàng hậu với Việt Nam. Cá nhân Nhà vua đã từng thực hiện một công trình nghiên cứu về cá bống cát trắng Việt Nam từ những năm 1970 và trao tặng cho Việt Nam. Đây không chỉ là một biểu tượng của tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, mà còn là một đóng góp về nghiên cứu khoa học quý báu cho Việt Nam - đất nước có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp, thủy hải sản...

Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc giàu truyền thống, chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị nhân văn, tinh thần tự lực, tự cường. Qua chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu, tôi và người dân Việt Nam mong muốn hiểu biết hơn nữa về truyền thống, văn hóa, tôn giáo và sự phát triển của đất nước Nhật Bản. Về phần mình, chúng tôi cũng mong muốn được giới thiệu tới Nhà vua và Hoàng hậu về đất nước Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, phát triển năng động, có thiên nhiên tươi đẹp và mến khách.

Tôi tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ đặt mốc son lịch sử và mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Nhật Bản, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Xin Chủ tịch nước đánh giá về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong hơn 40 năm qua, thời điểm hiện nay và trong tương lai?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trải qua nhiều thế kỷ, đặc biệt là hơn 40 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi cho rằng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trở thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm 2014 và đặt ra tầm nhìn chung cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản vào năm 2015. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ toàn diện và thực chất giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Sự tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được củng cố. Hai nước thường xuyên có các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, mà gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Shinzo Abe đầu năm 2017. Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập, triển khai hiệu quả nhiều cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực hợp tác cụ thể, hợp tác giữa các bộ, ngành ngày càng mở rộng. Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Về kinh tế, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam với vị trí là nước cung cấp ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ 2 và đối tác thương mại song phương lớn thứ 4 của Việt Nam. Hiện nay, có hơn 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước cũng đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng của Việt Nam.

Hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, lao động, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đang phát triển tốt đẹp. Hợp tác địa phương giữa hai nước ngày càng sôi nổi và thực chất với gần 30 cặp địa phương Việt-Nhật đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị.

Các hoạt động giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa, du lịch diễn ra sôi động, trong đó Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2016, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay đã lên tới 170.000 người, tăng mạnh mẽ so với thời điểm 5 năm trước. Cùng với đó, sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc.

Với đà phát triển quan hệ tốt đẹp hiện nay, với nguyện vọng và quyết tâm mạnh mẽ của hai bên, chắc chắn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển toàn diện, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh ở khu vực và trên thế giới. Chặng đường hơn 40 năm qua của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ được nối tiếp, phát triển tốt đẹp bởi sự gắn bó ngày càng bền chặt giữa hai dân tộc.

Xin Chủ tịch nước cho biết trong thời gian tới, hai nước sẽ có các chính sách gì nhằm thúc đẩy tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng cũng như hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Nhật Bản?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Có thể nói tiềm năng để tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trên các lĩnh vực còn rất lớn khi hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung được cho nhau. Lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả toàn diện.

Để thực hiện được mục tiêu này, hai bên đã nhất trí tăng cường sự tin cậy về chính trị, thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.

Về kinh tế, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế bổ sung lẫn nhau, tăng cường tính kết nối về kinh tế, hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam và Nhật Bản sẽ cùng phối hợp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia, đưa các dự án này thành biểu tượng của sự thành công trong lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Đồng thời, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp sạch công nghệ cao, hợp tác địa phương, hợp tác lao động; tiếp tục thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Đây chính là nền tảng cho sự hợp tác bền vững trong tương lai.

Tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực và chính sách đúng đắn từ cả hai phía, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi tới Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc đất nước Nhật Bản dưới sự trị vì của Nhà vua và điều hành của chính phủ Nhật Bản tiếp tục phát triển thịnh vượng. Chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai dân tộc chúng ta ngày càng bền chặt.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.