'Nhà sáng chế' trên đảo Trường Sa

'Nhà sáng chế' trên đảo Trường Sa
(PLO) - Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, người lính đảo Trường Sa còn không ngừng nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng linh hoạt khoa học kỹ thuật vào tăng gia sản xuất, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vận hành hệ thống công trình dân sinh. 

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có sự tương đồng về điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ mặn trong hơi nước biển cao, nền đất chủ yếu là cát và san hô vụn, nước ngọt khan hiếm. 

Bén rễ nhiều giống cây mới

Mọi điều kiện dường như đều bất lợi cho tăng gia sản xuất, nhưng với sự sáng tạo, cần mẫn, chiến sĩ Trường Sa đã trồng thành công nhiều giống cây mới có nhiều công dụng. Chiến sĩ trên đảo Nam Yết đã trồng thành công cây nhàu, một loại cây rất có ích khi vừa làm dược liệu vừa làm thực phẩm.

Hiện, cây nhàu trên đảo Nam Yết phát triển rất tốt và đã có quả. Khi quả nhàu chín, các chiến sĩ thu hoạch rồi xắt mỏng đem phơi khô; khi dùng thì nấu lấy nước uống chữa bệnh cao huyết áp; lá cây nhàu có thể dùng nấu canh hoặc ăn sống; thân, rễ cây dùng chữa một số bệnh. 

Tại đảo Sơn Ca, lần đầu tiên các chiến sĩ trồng thành công nhiều loại hoa cùng lúc như cúc, thược dược... mang giống từ đất liền ra. “Trước đây các đoàn công tác ra thăm đảo thường mang theo hoa tươi làm quà tặng cho cán bộ, chiến sĩ. Nay thì chiến sĩ trên đảo có thể lấy chính những bông hoa do mình trồng được để tặng cho đoàn công tác mang về đất liền làm quà”. Thiếu tá Trần Đình Quý - Chính trị viên Cụm chiến đấu 2, đảo Sơn Ca - chia sẻ. 

Nếu vài năm trước, việc nhân giống cây bàng vuông, mù u... còn phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình nảy mầm tự nhiên của quả thì hiện nay, chiến sĩ Trường Sa áp dụng phương pháp chiết cành để nhân giống các loại cây này.

Theo kinh nghiệm của các chiến sĩ, chiết cành cây xanh ở Trường Sa phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật, thời điểm, thời gian. Việc có thêm phương pháp nhân giống nhiều loại cây đã giúp các đảo đẩy nhanh phủ xanh và làm đẹp cảnh quan, thay vì chỉ ưu tiên trồng cây để chắn sóng, chắn gió như trước đây.

Chiến sĩ tại các đảo chìm Cô Lin, Đá Nam, Đá Thị… cải tiến chậu, thùng để trồng rau xanh, đảm bảo chắc chắn nhưng cơ động, dễ dịch chuyển hơn theo mùa; nhờ vậy đã trồng thêm được nhiều loại rau xanh và cho năng suất cao hơn. Hàng năm, các đảo Đá Thị trồng được đến gần 1.000kg rau, Cô Lin trên 830kg rau…

Vườn rau ở các đảo nổi Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn… vẫn đang xanh tốt, bất chấp từ đầu năm đến nay chưa có mưa. Đảo Song Tử Tây đang phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi tại quần đảo Trường Sa” với 5 loại rau và một số vật nuôi mới.

Chiến sĩ Phan Trí Đức - đảo Song Tử Tây - cho biết: “Dự án hỗ trợ hạt giống còn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau do chiến sĩ trên đảo đảm nhiệm. Do thiếu nước ngọt, đất khô cằn nên các chiến sĩ đã làm nhiều cách để rau phát triển tốt, như: Giàn che nắng, xây bể  trồng rau sâu dưới đất để giữ độ ẩm, làm thêm phân bón...”.

Từ năm 2013 đến nay, các đảo Nam Yết trồng được trên 17.000kg rau, Sinh Tồn gần 9.400kg rau, Song Tử Tây khoảng 14.700kg rau… Ngoài ra, các đảo này cũng trồng được nhiều loại cây ăn quả, như: đu đủ, dừa, mía, chuối… cho năng suất, chất lượng tương đương trong đất liền. 

Để trồng được nhiều loại cây, trước tiên chiến sĩ ở Trường Sa dựa vào sự phân hóa thời tiết theo mùa. Chẳng hạn như mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12 thì trồng cây cần nhiều nước, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 trồng cây chịu hạn. Bên cạnh đó, các chiến sĩ còn tự làm phân để bón cho cây trồng… bằng chính lá cây có sẵn trên đảo.

Theo đó, lá cây già hoặc héo úa được cắt bỏ, đem ủ hoặc đốt lấy tro rồi bón cho cây trồng để bổ sung chất mùn. Trung tá Nguyễn Văn Dũng– Chính trị viên đảo Nam Yết, chia sẻ: “Trồng trọt, chăn nuôi ở trên đảo cứ làm theo kinh nghiệm “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống” thì năng suất sẽ không thể cao, mà phải hiểu điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng trên đảo để có kỹ thuật chăm sóc phù hợp cây mới sống và phát triển tốt được”. 

Làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại

Không thụ động trước diễn biến khắc nghiệt của tự nhiên nơi đầu sóng ngọn gió, các chiến sĩ ở Trường Sa luôn vận hành an toàn tuyệt đối và khai thác hiệu quả hệ thống điện gió, pin năng lượng mặt trời; trạm thu phát sóng phát thanh, truyền hình.

Đến nay, tất cả các đảo ở quần đảo Trường Sa đều đã có hệ thống điện gió, pin năng lượng mặt trời, góp phần nâng cao đời sống của quân và dân trên đảo. Và nhờ có điện nên khi màn đêm buông xuống, nhìn từ xa, các đảo như một thành phố lung linh huyền diệu, tràn đầy sức sống giữa biển nước bao la Trường Sa.

Để dòng điện sáng mãi ở Trường Sa, không kể ngày hay đêm, các chiến sĩ phải tiến hành bảo dưỡng, chống ăn mòn, han gỉ do tác động của độ mặn trong hơi nước biển đến từng cột điện. 

Cũng không tự bằng lòng với những gì hiện có, đội ngũ bác sĩ, y tá ở các Bệnh xá ở Trường Sa không ngừng nâng cao trình độ, làm chủ máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho người dân, cán bộ và chiến sĩ; đồng thời tiến hành cứu chữa kịp thời, thành công nhiều ca bệnh nặng, phức tạp, như: Viêm ruột thừa cấp, tai biến, nhiễm độc...

Tiêu biểu là Bệnh xá đảo Sinh Tồn, từ năm 2013 đến nay đã điều trị bệnh cho 250 lượt người dân; mổ cấp cứu thành công 3 ca bệnh nặng, trợ giúp sản phụ sinh con đầu tiên trên đảo an toàn. Ngoài ra, chiến sĩ Trường Sa còn ứng dụng hiệu quả phương pháp “tịnh tiến” để di chuyển những vật dụng nặng hàng tấn phục vụ xây dựng công trình dân sinh, trường học; các kỹ thuật sửa chữa, lai dắt tàu thuyền…

Tất cả đều là hiện thực từ quyết tâm giữ đảo, coi đảo như nhà của chính mình của những người lính Trường Sa...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.