Nhà hát Việt hợp tác với nước ngoài: Nâng tầm chất lượng nghệ thuật

Một hình ảnh trong vở kịch “Bến không chồng”.
Một hình ảnh trong vở kịch “Bến không chồng”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những dự án nghệ thuật kết hợp với nước ngoài đã mang tới màu sắc mới cho sân khấu Việt Nam. Không chỉ nâng tầm chất lượng nghệ thuật, việc hợp tác này còn góp phần quảng bá văn hóa và giao lưu hợp tác quốc tế.

Màu sắc mới cho các nhà hát

Vở kịch “Bến không chồng” được dàn dựng hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hàn Quốc, 70 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam. Vở kịch do Nhà hát Kịch Việt Nam và Hiệp hội Các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) phối hợp dàn dựng hứa hẹn sẽ là một tác phẩm đặc biệt, mang đậm phong cách và truyền thống của cả hai nước.

Tác phẩm do NSƯT Xuân Bắc và ông Um Dong Youl làm Giám đốc sản xuất, NSƯT Hoàng Lâm Tùng - Kim Min Jeong đồng đạo diễn, nhạc sĩ Giáng Son và Huijea Chung đạo diễn âm nhạc. Tham gia diễn xuất là các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam.

NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, dự án kịch “Bến không chồng” là dự án đặc biệt. Đây là lần đầu tiên Nhà hát Kịch Việt Nam được tiếp cận với quy trình sản xuất một chương trình sân khấu của Hàn Quốc. “Chúng tôi đã có những buổi làm việc, bàn bạc và cảm nhận được sự gắn kết, hiểu ý, cũng như sự đồng điệu trong văn hóa giữa hai quốc gia” - NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.

Những buổi diễn đầu tiên của “Bến không chồng” sẽ ra mắt khán giả ngày 12 - 13/11/2022 tại Hàn Quốc, sau đó sẽ trình diễn tại Việt Nam.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2022, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng nhận lời mời từ Tập đoàn Pacific Ocean Partners và Trường Đại học Australian Institute of Music – ngôi trường giảng dạy về nghệ thuật lâu đời tại Australia, xây dựng dự án nhạc kịch nổi tiếng thế giới “Alice ở xứ sở diệu kỳ” cho giới trẻ Việt Nam.

Tháng 9/2022, Nhà hát Tuổi Trẻ ra mắt công chúng yêu nghệ thuật vở kịch Hedda Gabler. Vở kịch là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Henrik Ibsen, được dàn dựng bởi đạo diễn Nhật Bản Tsuyoshi Sugiyama - một trong những đạo diễn tài năng của sân khấu Nhật Bản đương đại.

Không chỉ các nhà hát kịch, một số nhà hát chèo, tuồng cũng đã bắt tay với các dự án hợp tác quốc tế. Vở diễn tuồng hợp tác giữa Việt Nam - Singapore “Dưới bóng đa huyền thoại” với đạo diễn người Singapore - Chua Soo Pong. Nhằm đưa nghệ thuật tuồng đi xa hơn, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã mời ê kíp cộng tác uy tín và dạn dày kinh nghiệm tham gia.

Nhà hát Chèo Việt Nam đã kết hợp với đạo diễn Muller (Đức) để dàn dựng tác phẩm “Vòng phấn Kavkaz” - một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của tác giả người Đức Bertolt Brecht. Đạo diễn Muller đã dùng nghệ thuật Chèo kết hợp với tính giả định, ước lệ trong sân khấu kịch bản của Đức để dàn dựng tác phẩm này. Sau khi được trình diễn tại Việt Nam và Đức, vở diễn được đánh giá là sự giao thoa văn hóa thành công.

Quảng bá văn hóa Việt

Những vở kịch, vở chèo, tuồng có yếu tố “ngoại” sẽ mang tới màu sắc mới, hơi thở mới cho sân khấu Việt Nam. Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa giữa hai bên khi hợp tác với các dự án nước ngoài, các nhà hát Việt được hỗ trợ thêm về phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng. Đặc biệt, các tác phẩm nghệ thuật cũng được giới thiệu tại sân khấu nước ngoài.

Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ - NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến cho biết: “Vở kịch Hedda Gabler của Nhà hát Tuổi Trẻ được thực hiện theo quy chuẩn sân khấu Nhật Bản từ khâu tuyển chọn diễn viên, phân tích cảm thụ tác phẩm, chăm chút tỉ mỉ từng hành động, lời thoại, nét mặt, cảm xúc nhân vật, kết hợp với nhiệt huyết, sự sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân nhằm thể hiện những mâu thuẫn tâm lý vô cùng phức tạp của các tuyến nhân vật.

Vở diễn được đầu tư một cách bài bản từ thiết kế mỹ thuật sân khấu, phục trang, âm nhạc, ánh sáng… Đặc biệt, sân khấu được thiết kế rất độc đáo hình tròn, dốc nghiêng. Các nghệ sĩ biểu diễn không sử dụng micro như thông thường, qua đó, khán giả có thể thấy hết chất giọng và nội lực của các diễn viên. Bên cạnh đó, khán giả nước ngoài cũng có thể hiểu được nội dung vở kịch, thông qua phần phụ đề tiếng Anh được biên tập kỹ lưỡng”.

NSƯT Xuân Bắc cho hay, bên cạnh việc dàn dựng những tác phẩm sân khấu có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chuyển tải nội dung, thông điệp cũng như đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nhà hát Kịch Việt Nam còn có vai trò, vị trí rất lớn trong việc quảng bá văn hóa cũng như giao lưu hợp tác quốc tế. Chính vì thế, Nhà hát luôn nỗ lực phối hợp với các đơn vị quốc tế để thực hiện các tác phẩm sân khấu có chất lượng, góp phần lan tỏa, giới thiệu với bạn bè năm châu về văn hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.