"Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc qua đời ở tuổi 86

"Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc đã qua đời vào lúc 3h15 phút sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (tức 28/1/2012) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi...

"Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc đã qua đời vào lúc 3h15 phút sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (tức 28/1/2012) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

Thông tin này được ông Nguyễn Minh Quang, trưởng nam của gia đình xác nhận. Lễ tang "Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc sẽ được tổ chức từ 7 giờ đến 9 giờ ngày 2/2/2012 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc (sinh năm 1926) là một nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Ông cũng từng là một nhà giáo Trung học phổ thông tại Hà Nội. Ông đã dành trọn sự nghiệp nghiên cứu của mình cho Hà Nội và đã cho ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô. 

<img alt="" nhà"="" data-cke-saved-src="http://phapluatvn.vn/dataimages/201201/original/images650514_nhanghiencuu2912012_d424a.jpg" src="http://phapluatvn.vn/dataimages/201201/original/images650514_nhanghiencuu2912012_d424a.jpg" style="border-top-width: 2px; border-right-width: 2px; border-bottom-width: 2px; border-left-width: 2px; border-top-style: solid; border-right-style: solid; border-bottom-style: solid; border-left-style: solid; float: center; width: 380px; height: 504px; ">
"Nhà Hà Nội học" Nguyễn Vinh Phúc.
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội", được vinh danh là "Công dân Thủ đô Ưu tú" năm 2010. Tuy nhiên, mọi người trân trọng, yêu mến và biết đến ông nhiều hơn thông qua danh xưng không chính thức "Nhà Hà Nội học".

Quê gốc ở Hưng Yên, vốn là con trong một gia đình công chức, từ nhỏ ông đã được đi rất nhiều nơi như Thanh Hóa, Huế, Nha Trang... và đặc biệt là Hà Nội.Tham gia kháng chiến đến năm 1948, vì sức khỏe yếu, ông chuyển sang làm nghề dạy học. Năm 1955-1957, ông dạy ở trường tư Khai Thành. Năm 1957-1959, ông dạy trường tư Thăng Long. Năm 1959-1960, ông sang trường dân lập Trưng Vương B.

Đến năm 1960, ông là giáo viên của trường Hà Nội B (sau chuyển thành B1, B3 rồi Lý Thường Kiệt, nay là trường Việt - Đức). Vì là thầy giáo văn, sử, địa nên ông dần đam mê nghiên cứu về Hà Nội.

Ông tự nghiên cứu thêm về Hà Nội để làm phong phú cho bài giảng của mình. Đây cũng là thời điểm người các nơi kéo về Hà Nội khá đông, và đa phần trong số họ chưa có nhiều hiểu biết về Hà Nội. Do đó, ông gửi các báo như Thủ đô Hà Nội, Độc lập, Lao động... để đăng những nghiên cứu của mình từ những năm 1960.

Cho tới nay, ông đã in riêng 15 tập sách về Hà Nội: Hà Nội, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội, Hà Nội qua những năm tháng; Hà Nội con đường, dòng sông, lịch sử; Hanoi passé et présent, Hanoi past and present; Sites, histoire et légendes d’Hanoi; Hà Nội thành phố nghìn năm; Hà Nội và phụ cận; Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; Mặt gương Tây Hồ; Phố và đường Hà Nội, Hà Nội - cõi đất con người.

Ông cũng đứng chủ biên 6 bộ sách: Đường Hà Nội; Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long, Du lịch Hà Nội, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân; Lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra ông còn viết hàng trăm bài báo khác.

Theo VnMedia

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...