Nguồn vốn tín dụng chính sách 'đòn bẩy' cho Đà Nẵng vươn mình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 49 năm được giải phóng, 27 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị hiện đại, văn minh đạt nhiều thành tựu nổi bật, trong đó có việc thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn thành phố chỉ còn gần 4.200 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,39% trong tổng số 300.000 hộ dân sinh sống tại 6 quận và 2 huyện.

Công cụ đánh thức khát vọng thoát nghèo

Thành quả đó phản ánh sự nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, kinh tế có bước phát triển vượt bậc; đặc biệt địa phương đã triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội, trong đó có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (Chỉ thị) đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Đây được xem là động lực chính tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực, đánh thức khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân nơi trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Cuộc họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH Đà Nẵng quý II/2024.

Cuộc họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH Đà Nẵng quý II/2024.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Chung cho biết: Điểm thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện Chỉ thị là đơn vị được các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn tín dụng chính sách đến đúng từng địa chỉ, từng đối tượng thụ hưởng.

UBND thành phố chỉ đạo ngành tài chính tham mưu, ưu tiên bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; mặt khác còn dành sự hỗ trợ kinh phí ngân sách trang bị, mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ công tác, góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động của tín dụng chính sách.

Hầu hết UBND quận, huyện, hàng năm đều trích ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách đặc thù tại địa bàn. Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng phối hợp với NHCSXH vận động các nguồn lực từ cuộc vận động vì người nghèo để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách.

Điểm giao dịch xã ở huyện Hoà Vang.

Điểm giao dịch xã ở huyện Hoà Vang.

Từ sự quan tâm giúp đỡ đó mà các nguồn lực tài chính ở Đà Nẵng có nguồn gốc ngân sách Nhà nước được quy về một đầu mối, chuyển sang NHCSXH quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến ngày 30/6/2024 đạt 2.113,95 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương đạt 2.204,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44%, góp lực đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 5.022,72 tỷ đồng, tăng 3.802 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội chủ yếu qua hình thức gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân. Số dư huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân đến ngày 30/6/2024 cũng đạt 202,25 tỷ đồng, tăng 194,78 tỷ đồng so với năm 2014.

Hiện, thành phố đang triển khai thực hiện 26 chương trình tín dụng, tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2014 đến nay đạt 11.090,55 tỷ đồng. Với 247,164 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 7.718,04 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.011,73 tỷ đồng, tăng 3.794,70 tỷ đồng so năm 2014, với 85,919 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 58,33 triệu...

Tạo đà để người dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Những năm qua, ngay cả giữa lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát lan rộng, nguồn vốn chính sách vẫn được khơi thông, chảy đều khắp thành phố bên sông Hàn. NHCSXH nơi đây vẫn luôn bền bỉ chủ động trong việc huy động nguồn vốn, thực hiện phương châm “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”; tăng cường biện pháp ứng phó trước những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và tích cực giúp người dân vay vốn thuận lợi để khôi phục, phát triển sản xuất.

Từ nông thôn đến thành thị ở thành phố Đà Nẵng ngày nay người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, có đủ điều kiện đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách. Không người nghèo nào bị lãng quên, bị bỏ lại phía sau.

Nhờ nguồn vốn chính sách, gia đình ông Võ Ngọc Minh (xã Hoà Nhơn, huyện Hòa Vang) đã “đổi vận” cuộc đời. Trên con đường thoát cảnh nghèo túng, ông Minh đã 2 lần sử dụng gần 80 triệu đồng của NHCSXH huyện nuôi bò vỗ béo và chăm sóc đàn gà đẻ trứng, heo nái, mang lại nguồn thu khá, thoát hết nghèo, lại còn dành tiền lập cửa hàng mua bán vật tư thức ăn gia súc, thuốc thú y, phục vụ bà con thôn xóm.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Tương tự, hộ nhà chị Nguyễn Thị Dục (tổ 11, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) thuộc diện giải tỏa, di dời đến đây đã được nhận đất tái định cư, tiền nhận đền bù, chị đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng của chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời để làm nhà ở an cư lạc nghiệp theo quyết định mới, đặc thù riêng của thành phố Đà Nẵng.

Trong 9 tháng, chị Dục đã xây nên một căn nhà kiên cố, khang trang, thực hiện ước vọng “an cư lạc nghiệp” mở xưởng may, thêu ren tại nhà, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bản thân chị và 3 chị em trong khu phố.

Bí thư Đảng ủy phường An Khê, quận Thanh Khê, bà Hoàng Thị Thúy Loan cho biết: việc đưa Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng vào cuộc sống cùng việc thực hiện nâng chuẩn hộ nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đòi hỏi phải tập trung huy động nguồn lực trong đó lấy nguồn vốn tín dụng chính sách làm nòng cốt.

"Chính sức chuyển biến về nhận thức và hành động đó đã giúp công tác giảm nghèo được triển khai thực chất hơn, đồng thời loại bỏ tư tưởng “giấu nghèo” vì chạy theo căn bệnh thành tích. Nhờ vậy, nguồn vốn chính sách trên địa bàn phường An Khê không chỉ tăng nhanh mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy, hỗ trợ đắc lực thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng đô thị văn minh, tiên tiến" - bà Hoàng Thị Thúy Loan nói.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Đà Nẵng thăm hộ vay vốn để phát triển sản xuất.

Hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được các cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng ghi nhận. NHCSXH trên mảnh đất này thực sự làm công cụ hữu hiệu trong thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, giai đoạn 2014-2024, NHCSXH đã giải ngân 11.090,55 tỷ đồng, thu nợ 7.1178,04 tỷ đồng; hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH đã giúp 247,164 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hoàn thành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trước 02 năm; giúp người dân trên địa bàn huyện Hòa Vang có nguồn vốn để xây dựng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và hệ thống vệ sinh trong nhà đảm bảo an toàn về sức khỏe và phòng, chống ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần vào việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đà Nẵng phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu cuối năm 2025 sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
(PLVN) -  Ngày 16/11, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1974-2024), chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn
(PLVN) - Năm qua, công tác nắm tình hình nhân dân và dư luận trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời phản ánh đến cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa đáng, qua đó không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn huyện...

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...