Người Thái làm gì trước khi cấm rượu 10 ngày ở Bangkok?

Người Thái tích trữ rượu, bia cho dịp Songkran trước giờ cấm đồ uống có cồn ở Bangkok. Ảnh: Reuters
Người Thái tích trữ rượu, bia cho dịp Songkran trước giờ cấm đồ uống có cồn ở Bangkok. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Reuters dẫn lời phát ngôn viên của chính quyền TP Bangkok, ông Pongsakorn Kwanmuang nói trong một cuộc họp báo về thông báo cấm bán đồ uống có cồn tại tất cả các cửa hàng ở Bangkok, từ ngày 10 - 20/4.

Ngay sau khi có thông báo, dòng người đeo khẩu trang đã chen chúc nhau tại khu vực bán rượu tại các siêu thị ở trung tâm TP Bangkok. "Tôi không biết lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu, vì vậy tôi đã mua rất nhiều để dự trữ" - ông Tanaw Ruenbanterng, 39 tuổi, người đã mua 30 chai bia, cho biết.

Lệnh cấm bán rượu trong 10 ngày ở Thủ đô là nỗ lực của Thái Lan để cố gắng hạn chế các hoạt động xã hội trước năm mới truyền thống và hạn chế sự lây lan của virus corona. 

Vào năm mới của Thái Lan (hay còn gọi là ongkran), thường có nghi lễ té nước và mọi người sẽ thăm cha mẹ. Các hoạt động dịp Songkran thường liên quan đến rượu, đã được thu nhỏ lại để hạn chế sự lây lan của virus corona.

Taweesin Wisanuyothin, phát ngôn viên của Trung tâm quản lý tình huống COVID-19 cho biết, Bộ Văn hóa đã yêu cầu dừng tất cả các hoạt động của Songkran, trở về quê nhà và té nước cho các thành viên lớn tuổi trong gia đình.

Ông cũng khuyến cáo người dân: "hãy giữ khoảng cách với những người lớn tuổi từ một đến hai mét. Hãy nhớ rằng những người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất". Bộ Văn hóa đề nghị người dân gọi về nhà hoặc sử dụng các phương pháp trực tuyến để hỏi thăm, chúc mừng trong dịp Songkran. 

Tuần trước, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng lệnh giới nghiêm trên toàn quốc trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau. Thái Lan đã xác nhận 2.423 trường hợp nhiễm virus corona với 32 trường hợp tử vong. Hơn một nửa các trường hợp đã xảy ra ở Bangkok, nơi một hệ thống xét nghiệm di động đang được triển khai.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.