Người nhập cảnh vào Hải Dương phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Trừ trẻ em dưới 2 tuổi thì người nhập cảnh theo đường hàng không vào Hải Dương phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. 

Sở Y tế tỉnh Hải Dương mới ban hành công văn hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào địa bàn; bao gồm quy định về xét nghiệm, khai báo y tế, theo dõi sức khỏe...

Theo đó, Sở Y tế tỉnh Hải Dương yêu cầu đối với người nhập cảnh theo đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72h nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24h nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt): Phải có xét nghiệm như trên (theo đường hàng không); trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24h đầu bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 kể từ khi nhập cảnh.

Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh và tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Cùng với đó, bgười nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định. Tại cửa khẩu, nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh, người nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 phải thông báo cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời; thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh thì trong quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, cần hạn chế dừng, đỗ dọc đường và tránh tiếp xúc gần với người xung quanh.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.