Người mời Taliban vào Kabul lên tiếng

Các thành viên của Taliban trong lễ duyệt binh ở Kabul. Ảnh: Reuters
Các thành viên của Taliban trong lễ duyệt binh ở Kabul. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Taliban đã không tiếp quản Kabul vào tháng 8, nhưng đã được mời đến thủ đô của Afghanistan, cựu Tổng thống Hamid Karzai, tiết lộ, chính ông đã đưa ra lời mời đó.

Động thái này là cách duy nhất "để bảo vệ người dân, để đất nước, thành phố không rơi vào hỗn loạn và những phần tử không mong muốn có thể sẽ cướp phá đất nước, cướp phá các cửa hàng", ông Karzai nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với AP hôm thứ Tư.

Người đàn ông 63 tuổi, từng là Tổng thống Afghanistan từ năm 2001 đến năm 2014, vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng lớn ở đất nước.

Vào tháng 8 - khi lực lượng Taliban tràn qua Afghanistan trong vài tuần và tiếp cận Kabul, lợi dụng việc rút quân của Mỹ sau hai thập kỷ hiện diện ở nước này - ông Karzai đã tham gia vào các cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. giữa nhóm cấp tiến và Chính phủ của Tổng thống "chạy trốn" Ashraf Ghani.

Ông khẳng định rằng một thỏa thuận hòa bình đã được thực hiện vào ngày 14/8, với việc cựu Tổng thống Ghani đồng ý tới thủ đô Doha của Qatar vào ngày hôm sau để gặp các đại diện của Taliban.

Vào ngày 15/8, căng thẳng lên cao ở Kabul khi người dân địa phương lo sợ rằng thủ đô sẽ có biến động, nhưng cựu Tổng thống nói rằng đại diện Taliban đã gọi cho ông vào buổi sáng để nói rằng “Chính phủ nên giữ nguyên vị trí của mình và không nên di chuyển (như) họ không có ý định (đi) vào thành phố".

Các quan chức Chính phủ cũng đảm bảo với ông rằng quân đội đang mong muốn bảo vệ thành phố và "Kabul sẽ không thất thủ", ông Karzai nói thêm.

Nhưng tình hình đã thay đổi đáng kể khi vào khoảng 2:45 chiều khi Tổng thổng thời điểm đó là ông Ghani và các thành viên nội các hàng đầu của ông đã rời khỏi Kabul, cựu Tổng thống Karzai nói.

“Không có quan chức nào có mặt ở thủ đô, không có cảnh sát trưởng, không có tư lệnh quân đoàn, không có đơn vị nào khác. Tất cả họ đã rời đi", theo ông Karzai.

Một tay súng Taliban gác tại khu chợ ở Kabul ngày 5/9/2021. Ảnh: AFP

Một tay súng Taliban gác tại khu chợ ở Kabul ngày 5/9/2021. Ảnh: AFP

Ông nói rằng đã được đề nghị đến Phủ Tổng thống để đảm nhận vai trò Tổng thống, nhưng ông đã từ chối vì không có cơ sở pháp lý để làm như vậy. Thay vào đó, cựu Tổng thống Karzai đã chọn phát một bài phát biểu trên truyền hình từ khu nhà của ông ở Kabul, với các con của ông ở bên cạnh “để người dân Afghanistan biết rằng tất cả chúng tôi đều ở đây”.

Nếu không có động thái hấp tấp của ông Ghani, thỏa thuận hòa bình sẽ được ký kết “hoàn toàn”, cựu chính trị gia nhấn mạnh. “Tôi tin rằng các thủ lĩnh Taliban cũng đang chờ đợi chúng tôi ở Doha vì cùng một mục tiêu, vì cùng một mục đích”, ông Karzai khẳng định.

Nhưng bây giờ Taliban đang điều hành Afghanistan, và ông Karzai nói rằng thường xuyên gặp gỡ các đại diện của nhóm trong bốn tháng qua.

Khi được yêu cầu mô tả về Taliban, ông nói rằng họ là "những người Afghanistan, nhưng những người Afghanistan đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn trong cuộc đời như tất cả những người Afghanistan khác đã làm trong 40 năm qua".

Cựu Tổng thống Hamid Karzai đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng giải quyết các vấn đề của Afghanistan và kêu gọi đoàn kết trong cả nước, nói rằng “dấu chấm hết cho điều đó (các vấn đề hiện tại của Afghanistan) chỉ có thể đến khi người Afghanistan xích lại gần nhau, tìm ra lối thoát cho riêng mình”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.