Người làm công tác giám định pháp y phải chịu nhiều sức ép...

 PLVN có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến về những quan điểm, trăn trở cũng như mong muốn của lãnh đạo ngành y tế đối với vận mệnh của ngành Giám định pháp y.

Đổi mới và hoàn thiện tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp, trong đó có giám định pháp y nói riêng, là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tới trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến đã có cuộc đối thoại thẳng thắn với Pháp luật Việt Nam Online về ngành Giám định pháp y hiện nay.

Hiện nay tất cả các tổ chức giám định pháp y trên toàn quốc đều lâm vào tình trạng thiếu người, trong khi các trường đại học y thì không có khoa đào tạo chuyên ngành riêng, sinh viên ra trường từ chối làm pháp y, bác sĩ được điều động sang cũng tìm mọi cách bỏ đi. Xin ông cho biết ngành Y tế đã và đang có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?

- Riêng đối với hoạt động Giám định pháp y thì không những ngành y tế mà các khác ngành cũng đều công nhận đây là mảng hết sức quan trọng không những  trong y tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng giúp đảm bảo quyền lợi người dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Bộ Y tế đã nhận thức được vấn đề này từ lâu và có kế hoạch đẩy mạnh sự phát triển của pháp y. Điển hình là hệ thống pháp y toàn quốc, mạng lưới pháp y các tỉnh thành đang được tích cực xây dựng và kiện toàn. Cả nước hiện có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và vẫn còn 11 tổ chức giám định pháp y.

Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến
Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến

Bộ Y tế nhận định vấn đề thành lập trung tâm pháp y cần triển khai nhanh chóng và đồng bộ, tạo điều kiện cho chuyên ngành pháp y phát triển đồng nghĩa với việc phục vụ cơ quan điều tra tố tụng và nhân dân khi có nhu cầu. Nhưng tiến trình này đã và đang gặp không ít khó khăn. .

Khó khăn thứ nhất về mặt nhân lực, người làm công tác giám định pháp y phải chịu nhiều sức ép so với các lĩnh vực khác của y tế, hơn nữa việc đào tạo một người có năng lực chuyên môn cao về pháp y cũng không hề đơn giản. Như đã biết, một bác sĩ sau khi tốt nghiệp ra trường đã được phép khám bệnh, kê đơn thuốc, nhưng bác sĩ pháp y muốn được công nhận là giám định viên thì phải sau 5 năm làm nghề. 5 năm phải làm phụ việc trong khi cuộc sống có biết bao đòi hỏi, nhu cầu nên ít người nào theo đuổi được đến cùng. Cũng vì thế nên sức thu hút của bộ môn này kém hơn rất nhiều.

Một điểm khó khăn nữa nữa là phụ cấp ưu đãi của công việc này. Mới đây thôi ngày 4/7/2011, các giám định viên pháp y mới được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức 70% theo quy định của NĐ 56/2011/NĐ-CP Thủ tướng vừa ký, còn từ đây trở về trước những giám định viên pháp y chịu vô cùng nhiều thiệt thòi trong khi ngày ngày vẫn phải đối mặt nghề đầy độc hại, nguy hiểm này...

Để khắc phục những khó khăn này, Bộ Y tế đang rất nỗ lực thông qua các động thái như hình thành bộ môn đào tạo riêng biệt, có riêng sự đãi ngộ, ưu đãi cho những người làm nghề, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao. Cũng phải nói thêm rằng dù tần suất sử dụng có thể không nhiều nhưng việc pháp y phải có những thiết bị máy móc hiện đại nhất vẫn là rất cần thiết vì bên cạnh sự giỏi nghề của giám định viên đây chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong kết luận giám định pháp y.

Về vấn đề kinh phí, đầu tư, mặc dù đã có Quyết định 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, nhưng theo ý kiến của nhiều tổ chức giám định pháp y tại địa phương thì chế độ hiện hành là chưa phù hợp, thậm chí một số địa phương còn chưa thực hiện hoặc nợ. Bên cạnh đó, mức đầu tư cho các tổ chức pháp y trên toàn quốc cũng không đồng đều, có địa phương được đầu tư tiền tỷ một năm nhưng cũng có địa phương chỉ hơn 100 triệu đồng. Dân gian ta vẫn có câu “Có thực mới vực được đạo”, vậy ông có ý kiến gì về chuyện này?

- Sự thiếu hụt về “thực” này thì ngành Y tế cũng đã nắm được và ngay chính bản thân các địa phương cũng nhìn nhận được vấn đề. Như tôi đã nói ở trên, hiện giờ trên toàn quốc có có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và vẫn còn 11 tổ chức giám định pháp y và sự đầu tư tiền bạc, vật chất cho các tổ chức này phải tùy thuộc vào khả năng, năng lực của từng tỉnh. Tỉnh nào nghèo thì dù biết pháp y quan trong, muốn đầu tư mạnh cũng không xoay đâu ra  kinh phí.Thế nên mới có chuyện trên cùng một đất nước mà đơn vị được cấp kinh phí cao nhất là Trung tâm Pháp y TP.HCM 2.176 tỷ đồng, lại có đơn vị được cấp rất ít như Tổ chức giám định pháp y Tuyên Quang 113 triệu đồng.

Biết vậy nhưng để khắc phục vấn đề này lại không dễ chút nào. Tôi đã từng bàn với lãnh đạo Bộ Tư pháp rằng về nguyên tắc tiến tới trong tương lai các tỉnh đều phải xây dựng được Trung tâm giám định pháp y. Nhưng trong điều kiện  khi mạng lưới chưa thể phủ sóng được đều khắp thì trước mắt nên đầu tư theo khu vực  hoặc theo vùng. Đầu tư kiểu này sẽ tránh được tình trạng người nhiều kẻ ít và trúng hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên, xin nói rằng vấn đề vẫn đang dừng ở mức ý tưởng và cần phải  bàn thêm rất nhiều,

Còn riêng về Quyết định 74 thì Bộ Y  tế đề nghị Bộ Tư pháp đẩy mạnh việc giám sát để việc thực hiện  tại các địa được được nghiêm túc, cụ thể.

(Phần hai của cuộc đối thoại đang tiếp tục được cập nhật)

Hồng Minh (thực hiện)  

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...