Người dân vỗ tay vì Luật sư “thách đố” Kiểm sát viên

Tranh luận trước quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên (KSV), luật sư Dương Kim Sơn phát biểu “đề nghị KSV tiến hành thực nghiệm. Tôi sẽ đóng vai bị hại. Nếu ông Kiểm sát viên kéo tôi được lên xe ô tô đúng như bị hại mô tả việc mình bị bắt cóc, tôi sẽ chấp nhận…”. Tuy nhiên, cả HĐXX lẫn KSV đều im lặng trước đề xuất này...

Tranh luận trước quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên (KSV), luật sư Dương Kim Sơn phát biểu “đề nghị KSV tiến hành thực nghiệm. Tôi sẽ đóng vai bị hại. Nếu ông Kiểm sát viên kéo tôi được lên xe ô tô đúng như bị hại mô tả việc mình bị bắt cóc, tôi sẽ chấp nhận…”.

Tuy nhiên, cả HĐXX lẫn KSV đều im lặng trước đề xuất này. Vẫn biết, việc thực nghiệm như trên là khó có thể được thực hiện ở phiên Tòa những qua đề nghị trên thì thấy, việc điều tra trong vụ án này còn quá nhiều “lỗ hổng”…

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

Bị hại “muốn đi cùng” các bị cáo

Tường trình về việc mình bị vợ chồng bị cáo Phan Dũng - Toàn “bắt cóc”, bị hại Huỳnh kể, “khi tôi đang đứng dưới đường, ở cửa xe ô tô thì bị cáo Phan Dũng đã ngồi trên xe ô tô (bên ghế lái, loại xe Toyota 7 chỗ), nhoài người qua ghế phụ để túm áo kéo tôi lên xe. Tôi chống chân vào thành xe kháng cự nhưng vẫn bị Dũng lôi lên xe…”.

Bác bỏ lời khai này, trong phần tranh luận, LS Dương Kim Sơn phát biểu, “bị cáo Dũng có nhoài người hết cỡ thì cũng chỉ với tay đến cửa xe chứ không thể nào thò được tay ra ngoài ô tô, rồi lại túm cổ áo để lôi anh Huỳnh lên xe trong tư thế anh Huỳnh còn đang kháng cự quyết liệt. Đề nghị KSV thực nghiệm với tôi để làm rõ tình tiết này”.

Phải chăng bị hại Huỳnh đã “tình nguyện” lên xe đi theo vợ chồng Dũng - Toàn, rồi “tự nguyện” làm con tin trong tay các bị cáo?. Nghi ngờ này càng rõ khi chính bị hại Huỳnh khai trước tòa “khi đi qua trạm thu phí cầu Bến Thủy (xe dừng trước barie để kiểm soát vé, có lực lượng bảo vệ- pv) nhưng tôi không kêu cứu hoặc mở cửa chạy thoát thân vì muốn đi cùng vợ chồng anh Dũng vào Hà Tĩnh xem thế nào”. Rõ ràng, việc đi cùng các bị cáo là “mong muốn” của bị hại, tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Nghệ An lại cứ khăng khăng rằng, anh Huỳnh bị bắt giữ?.

Cũng tại Tòa, anh Huỳnh thừa nhận mình là người xuất trình chứng minh thư nhân dân tại quầy lễ tân để làm thủ tục thuê phòng tại khách sạn Bến Thủy. Còn nhân viên lễ tân hôm đó khẳng định, nhóm ông Huỳnh đến thuê phòng không có gì bất thường, ông Huỳnh không có biểu hiện của 1 người bị bắt cóc.

Tương tự, nhân viên của nhà hàng Ngọc Châu 2 (nơi các bị cáo ông Huỳnh và 2 người khách của vợ chồng bị cáo Dũng, Toàn ăn cơm tối), nhân viên Nhà khách Biên Phòng (nơi ông Huỳnh và 1 số bị cáo ngủ qua đêm, có lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự 24/24h) cũng đều khẳng định, nhóm ông Huỳnh không có gì bất thường, không thấy ông Huỳnh có biểu hiện muốn cầu cứu hoặc bỏ chạy.

Lời khai của các nhân chứng này và của nhiều bị cáo đều “chống lại” lời khai của ông Huỳnh về việc bị “bắt cóc”. Thế nhưng CQĐT không cho các bị cáo đối chất để làm rõ mâu thuẫn. Luật sư Sơn cho rằng, “việc CQĐT không tiến hành đối chất, không tiến hành khám nghiệm hiện trường không xác minh danh sách điện thoại… là những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng, không đủ cơ sở để khẳng định có việc bắt giữ bị hại tại khách sạn Bến Thủy, tại Nhà hàng Ngọc Châu, tại Khách sạn Biên phòng”.

“Bị cáo” và “bị hại” rất vui vẻ

Trong vụ án này, KSV đã dựa vào rất nhiều lời khai của Nguyễn Huy Tuyên (SN 1980) để làm chứng cứ quy kết các bị cáo phạm tội. Cần nhắc lại rằng, lúc Cảnh sát 113 Thành phố Vinh “ập” tới khách sạn Biên phòng để “bắt quả tang vụ bắt cóc” vào sáng 13/4/2011, Tuyên là bị cáo duy nhất đang đứng hút thuốc và nói chuyện với “con tin” Huỳnh ở hành lang khách sạn.

Tại Tòa, Tuyên thừa nhận có hành vi giữ ông Huỳnh và khai “do được bị cáo Phan Dũng gọi đến”. Nhưng trong giai đoạn điều tra ban đầu, Tuyên đã từng làm đơn kêu oan và cho hay, “khi đi qua khách sạn thì thấy xe của chú Dũng - Toàn nên đi vào”. Khi được Luật sư hỏi về sự bất nhất này và lý do thay đổi lời khai có hướng đổ tội cho các bị cáo khác, Tuyên đáp “tôi thấy không có lợi nên khai lại. Mưa chiều nào thì tôi che chiều đó. Như thế nào có lợi thì tôi khai”.

Đánh giá lời khai này, Luật sư Sơn cho rằng, “không có cơ sở để chấp nhận sự thay đổi lời khai của Tuyên bởi không có danh sách điện thoại thể hiện cuộc gọi của bị cáo Dũng gọi Tuyên vào ngày 12/4. Nếu Tuyên là nhân chứng, phải bị xem xét về hành vi vu khống, gian dối của Tuyên”.

Dẫn ra một số tình tiết đề nghị HĐXX cân nhắc lời khai của Tuyên, Luật sư Sơn cho biết, Tuyên từng là người làm thuê cho con bị cáo Phan Dũng nhưng đã bị đuổi việc nên rất có thể còn thù oán với gia đình ông Dũng.

Còn về mức độ “thân thiết” giữa bị cáo Tuyên và bị hại “Huỳnh”, Tuyên khai, “Lúc ở cùng ông Huỳnh tại phòng 203 khách sạn biên phòng, chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ. ông Huỳnh còn mượn điện thoại của tôi gọi cho chú Sơn”; “khi tôi bị công an bắt, ông Huỳnh đã mua tặng tôi một cái áo rét mới…”.

Nghi ngờ của luật sư Sơn về mối quan hệ trên của Tuyên liệu có trùng với những lời nói sau cùng của bị cáo Lê Dũng rằng, “đề nghị khởi tố ông Huỳnh về tội Vu khống, cho tiền một số người để dựng chuyện cho vợ chồng tôi…”. Còn trước đó, bị cáo Toàn cũng có ý kiến tương tự và “sẵn sàng chứng minh bằng một loạt băng ghi âm những cuộc nói chuyện giữa bị cáo Hoàng và các điều tra viên, kiểm sát viên trong vụ án này”.

Sau 2 ngày xét xử, chiều 23/10, HĐXX công bố bản án và tuyên phạt cả 8 bị cáo về tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” với mức hình phạt cụ thể như sau: Phan Quốc Dũng 4 năm tù giam; Trần Thị Ngọc Hoàng 3 năm tù giam; Nguyễn Thị Toàn (vợ Phan Quốc Dũng), Lê Quốc Dũng (chồng Hoàng), Phan Quốc Hùng (con Toàn) 2 năm tù giam; Nguyễn Huy Tuyên 18 tháng tù giam; Trần Văn Quế 2 năm tù (cho hưởng án treo); Nguyễn Khắc Hoà 12 tháng tù (cho hưởng án treo).

Khoa Lâm

Đọc thêm

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.