Người có HIV sống được bao lâu?

Người có HIV sống được bao lâu?
Những người có chẩn đoán nhiễm HIV cần phải dùng thuốc suốt đời để ngăn ngừa nó chuyển thành AIDS, giai đoạn gây tử vong.

HIV là gì?

HIV (vi rút suy giảm miễn dịch ở người) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, tấn công hệ miễn dịch và hiện chưa có cách chữa khỏi. Nếu không được điều trị, vi rút sẽ phá hủy hoàn toàn hệ miễn dịch.

Có bao nhiêu người bị nhiễm?

HIV đã giết chết khoảng 35 triệu người kể từ những năm 1980. Khoảng 37 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm vi rút.

Nhiễm HIV là gì?

HIV là một loại vi rút phá hủy các tế bào trong hệ miễn dịch và làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu không điều trị, nhiễm HIV có thể trở thành AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải), đó là một hội chứng (hoặc, một tập hợp các triệu chứng), chứ không phải là một loại vi rút.

Nói theo cách thông thường, AIDS được dùng để chỉ “HIV giai đoạn cuối”. Một người bị AIDS khi hệ miễn dịch của họ quá yếu không thể chống lại nhiễm trùng. AIDS không thể truyền từ người này sang người khác; HIV thì có.

Bạn chỉ có thể nhận hoặc truyền HIV thông qua một số hoạt động cụ thể, thông thường nhất là thông qua hành vi tình dục và sử dụng bơm kim tiêm.

Tiên lượng thế nào?

Những người có chẩn đoán nhiễm HIV cần phải dùng thuốc suốt đời để ngăn ngừa nó chuyển thành AIDS, thường gây tử vong.

Một thập kỷ trước, những người có HIV dương tính được cho là có tuổi thọ ngắn hơn vì thuốc và hệ miễn dịch suy yếu khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng gây tử vong.

Ngày nay, các loại thuốc HIV hiện đại hơn nhiều.

Thuốc cho phép những người có HIV dương tính sống lâu như bất kỳ ai có sức khỏe tốt.

Thuốc cũng có thể ức chế lượng vi rút đến mức không thể phát hiện và không thể lây truyền được, có nghĩa là có thể có mối quan hệ thân mật mà không truyền vi rút.

FDA đã phê chuẩn hơn hai chục thuốc kháng retrovirus để điều trị nhiễm HIV.

Các thuốc này thường được chia thành 6 nhóm vì chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau.

Các bác sĩ khuyên nên uống một phối hợp, hay “cocktail” gồm ít nhất hai thuốc trong số đó.

Được gọi là liệu pháp kháng retrovirus, hay ART, thuốc không thể chữa khỏi HIV, nhưng thuốc có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ lây truyền.

1) Các chất ức chế men phiên mã ngược Nucleoside/Nucleotide (NRTI)

Các NRTI buộc vi-rút phải sử dụng các phiên bản lỗi của các “viên gạch xây” khiến các tế bào bị nhiễm không thể tạo ra thêm HIV.

2) Các chất ức chế men phiên mã ngược không nucleoside (NNRTI)

NNRTI gắn với một protein đặc hiệu để virus không thể tạo ra bản sao của chính nó.

3) Các chất ức chế Protease (PI)

Những thuốc này ngăn chặn một protein mà các tế bào bị nhiễm cần có để đặt các bản sao mới của vi-rút với nhau.

4) Các chất ức chế hòa nhập

Những thuốc này ngăn không cho HIV xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh ngay từ đầu.

5) Chất đối kháng CCR5

Thuốc ngăn chặn HIV trước khi nó vào được bên trong một tế bào khỏe mạnh, nhưng theo cách khác với các chất ức chế hòa nhập. Nó chặn một loại “móc” đặc biệt ở bên ngoài một số tế bào để vi-rút không thể cắm vào.

6) Các chất ức chế integrase

Thuốc ngăn không cho HIV tạo ra các bản sao của chính nó bằng cách ngăn chặn một protein chủ chốt cho phép vi-rút đưa ADN của nó vào ADN của tế bào khỏe mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.