“Ngư dân bán tàu chưa hẳn là tín hiệu xấu”


Bên lề hội thảo Kế hoạch 5 năm phát triển Thuỷ sản, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Chu Tiến Vĩnh – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản về chặng đường sắp tới của ngành.


Bên lề hội thảo Kế hoạch 5 năm phát triển Thuỷ sản, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Chu Tiến Vĩnh – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản về chặng đường sắp tới của ngành.

Có thể mô tả như thế nào khi nhìn lại nhìn lại “chặng đường bơi” vừa qua của ngành thuỷ sản, thưa ông?

Tính đến tháng 12 năm 2010, tổng lao động ngành khai thác thuỷ sản của cả nước là trên 547 nghìn người. Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ hải sản cả nước có khoảng gần 130 nghìn chiếc. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 đạt  hơn 1 triệu ha. Sản lượng năm 2010 đạt 2.828 nghìn tấn. Đối tượng nuôi chính trong giai đoạn vừa qua là tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, tôm hùm, tôm càng xanh, nghêu, sò huyết, ốc hương, cua biển, rong biển và nhóm cá nước ngọt truyền thống. Trong đó, cá tra và tôm sú chiếm 60%-65% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng năm của cả nước. Đơn cử, cá tra, từ năm 1998-2008 diện tích nuôi cá tra tăng lên khoảng 6,5 lần, sản lượng tăng gấp 47 lần, giá trị xuất khẩu tăng 74,11 lần từ 19,7 triệu USD lên 1.460 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4,94 tỷ USD. Chiến lược trong thời gian tới, nâng cao chất lượng thuỷ sản và an toàn thực phẩm để làm sao nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

 

Hiện nay cá tra Việt Nam đã có mặt ở 145 nước, Tổng cục Thủy sản đã có kế hoạch gì  để thị trường quốc tế ưa chuộng nhiều hơn nữa các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam?

Vấn đề chất lượng thuỷ sản và an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng số 1. Thời gian qua, ở một số nơi, việc nuôi trồng thuỷ sản chưa đạt an toàn thực phẩm, nguyên do, việc kết hợp với địa phương chưa tốt, lực lượng bác sỹ thú y thuỷ sản quá mỏng, chúng ta chưa chú trọng nghiên cứu sâu về dịch bệnh của thuỷ hải sản nên khi  bị bệnh, tìm bệnh đã khó, tìm thuốc chữa còn khó hơn. Trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung triển khai Dự án xây dựng Hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó đầu tư vào thú y thuỷ sản, như con người, máy móc trang thiết bị, phát hiện sớm dịch bệnh… Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị thành lập Cục kiểm ngư, ở các tỉnh thì có Chi cục Kiểm ngư, hy vọng vấn đề an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện rõ nét.

Đồng thời, về an toàn thực phẩm, việc bảo quản cá lạnh phải được đặt lên hàng đầu. Thời gian vừa qua, giá dầu tăng, chi phí đều tăng, nên người dân đi biển đánh bắt dài ngày hơn,  có một số hộ dân, do ý thức hạn chế đã sử dụng một số chất bảo quản cá, ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ. Do đó, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền giáo dục, thanh tra kiểm tra, xử lý, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị rút giấy phép. Song cái gốc của vấn đề là nhanh chóng thực hiện chính sách của Chính phủ hỗ trợ ngư dân được vay vốn ưu đãi làm hầm lạnh chứa cá. 

Thời gian vừa qua, nhiều ngư dân lỗ vốn đã buộc phải bán tàu, ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?

Trước năm 2008, chúng ta chỉ có 97 nghìn chiếc tàu đánh bắt cá, nhưng sau khi có chính sách hỗ trợ dầu lập tức số tàu tăng hơn 3 nghìn chiếc nữa, thành trên 100 nghìn tàu. Nhưng thực tế thời gian qua, có một số ngư dân vì lý do đóng tàu nhỏ chỉ đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp không đủ bù chi phí nên không trụ nổi, đã bán tàu chuyển sang nghề khác có lãi hơn. Điều đó không có gì là tín hiệu xấu cả. Ngư dân chuyển nghề đánh bắt sang nghề câu, rê hoặc nuôi trồng thủy sản. Chỉ sợ nhất họ không làm mà giữ tàu.

Chính vì thế, trong chiến lược thuỷ sản thời gian tới chúng tôi có nhiều biện pháp “dài hơi”, như cho vay vốn để ngư dân đóng tàu với công suất lớn, hỗ trợ đào tạo nhân lực -  cho ngư dân học nghề phù hợp, xây dựng các cơ sở nghề cá…

Theo kế hoạch 2011-2015, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.100 ha; tổng sản lượng thuỷ sản là 5.700 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 6.500 triệu USD. Theo dự kiến, tổng nhu cầu vốn cho 27 đề án đầu tư cho lĩnh vực thuỷ sản giai đoạn này là hơn 29 nghìn tỷ đồng.

Xin cảm ơn ông!

Mai Hoa (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.