“Ngôi nhà chung” trong Thiên Hương cổ tự

“Ngôi nhà chung” trong Thiên Hương cổ tự
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chùa Thiên Hương ở xã Dương Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 200 năm, đã được Chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự. Địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh này còn là mái ấm nuôi dưỡng hơn 40 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sản phụ đơn thân cơ nhỡ và người già không nơi nương tựa.

Thuộc địa phận huyện Mỹ Hào (Hưng Yên), cách Hà Nội hơn 50km, chùa Thiên Hương nằm bên dòng sông nhỏ, được bao bọc bởi màu xanh trù phú của những cánh đồng lúa bát ngát và bóng cây cổ thụ. Chùa nằm ở ngay đầu làng, biệt lập với khu dân cư nên không gian khá vắng vẻ, yên bình. Tuy nhiên, những năm gần đây, chùa Thiên Hương luôn rộn ràng tiếng nói cười của trẻ. Hiện “Ngôi nhà chung” trong chùa đang cưu mang nuôi nấng gần 40 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, bà mẹ đơn thân và người già neo đơn không nơi nương tựa.

Ngôi chùa cổ đã được chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự.

Ngôi chùa cổ đã được chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự.

Đại đức Thích Nguyên Bình - trụ trì chùa Thiên Hương chia sẻ, thầy Bình sinh năm 1985, quê quán tỉnh Ninh Bình. Xuất gia học Phật đã mấy chục năm, quá trình “tầm sư học đạo” thầy đã kinh qua nhiều ngôi chùa ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Đến năm 2014, thầy Thích Nguyên Bình được Giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên bổ nhiệm trụ trì chùa Thiên Hương.

Đại đức Thích Nguyên Bình nhớ lại, năm 2014, thầy về trụ trì chùa Thiên Hương trong điều kiện vô cùng khó khăn. Đất nhà chùa rộng nhưng gần như hoang hóa, cỏ dại ngập vườn. Không gian tâm linh chùa Thiên Hương khi đó chỉ có gian chùa cổ đã xuống cấp, các hạng mục khác còn chưa có. Thậm chí khi đó con đường đến chùa vẫn là đường đất ven ruộng lầy lội, đi lại rất khó khăn, chưa có con đường bê tông ô tô chạy đến tận cổng chùa như bây giờ. Nhà chùa bắt tay vào cải tạo vườn tược, phát quang cây dại để trồng cây ăn trái và rau màu.

Ngôi chùa giữa bốn bề màu xanh trù phú của cây trái, hoa màu

Ngôi chùa giữa bốn bề màu xanh trù phú của cây trái, hoa màu

Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó. Đại đức Thích Nguyên Bình nhớ lại, khoảng năm 2017, một bé trai còn đỏ hỏn bị bỏ lại ngay cửa chùa kèm thư ngỏ của người mẹ cháu bé về việc do hoàn cảnh bất hạnh không thể nuôi con, nhờ nhà sư cho cháu bé nương nhờ cửa Phật. Với tấm lòng từ bi, thầy Bình đã đón cháu bé vào chùa chăm sóc, nuôi nấng, đặt tên là bé Minh Quang.

Tiếng lành đồn xa, sau trường hợp bé Minh Quang, có một số cháu bé bị bỏ rơi đã được người dân kết nối mang đến xin nương nhờ cửa Phật; một vài cô gái lỡ dở mang bầu cũng đến nhờ nhà chùa cưu mang; rồi thì các cụ già tật nguyền không nơi nương tựa cũng đến nương nhờ nhà chùa… Đến nay số người ở “Ngôi nhà chung” đã lên tới con số 40. Trong số này, ngoài một vài phụ nữ đơn thân khỏe mạnh xin ở lại chùa làm công việc chăm sóc trẻ, còn lại tất cả đều là trẻ nhỏ, người già, người tàn tật không có khả năng lao động.

Các em bé trong "Ngôi nhà chung" cùng vui Trung Thu cùng với đoàn du khách tham quan và tham gia thiện nguyện trong chùa.

Các em bé trong "Ngôi nhà chung" cùng vui Trung Thu cùng với đoàn du khách tham quan và tham gia thiện nguyện trong chùa.

Chùa Thiên Hương đón nhận họ với tất cả tấm lòng từ bi bác ái. Thầy Thích Nguyên Bình đứng ra kêu gọi lòng hảo tâm của các quý Phật tử khắp nơi góp công, góp của giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Cứ thế, người đến trước kết nối, dẫn dắt người đến sau chung tay xây dựng, duy trì Ngôi nhà chung.

Năm 2021, nhà chùa đã khánh thành “Ngôi nhà chung” từ nguồn kinh phí được tài trợ quyên góp của các Phật tử, đó là dãy nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi quạt điện, ti vi, điều hòa để phục vụ ăn ở, sinh hoạt, học hành cho các cháu bé. Cùng với Ngôi nhà chung, nhà chùa cũng xây dựng mới các hạng mục nhà bếp, nhà vệ sinh…

Các cháu bé ở đây được chăm sóc đầy đủ về mặt vật chất, tinh thần, sức khỏe, cũng như học hành. Các cháu được tiêm vắc xin dịch vụ, ốm đau được chăm sóc y tế đầy đủ, chu đáo. Có những tháng, nguyên tiền chi trả các khoản: tiền điện sinh hoạt, tiền học phí, tiền tiêm văcxin, tiền thức ăn… nhà chùa chuyển khoản thanh toán lên tới hàng trăm triệu đồng. Được biết, tất cả những trang trải cho “Ngôi nhà chung” hiện nay đều nhờ cậy vào lòng hảo tâm của các Phật tử, mạnh thường quân và các nhóm thiện nguyện.

Mặc dù chùa Thiên Hương đã xây mới nhiều hạng mục trong đó có chùa chính, gian thờ mẫu, nhưng vẫn giữ nếp chùa Thiên Hương cổ.

Mặc dù chùa Thiên Hương đã xây mới nhiều hạng mục trong đó có chùa chính, gian thờ mẫu, nhưng vẫn giữ nếp chùa Thiên Hương cổ.

Theo quan sát, Thiên Hương cổ tự đã được xây mới với không gian tâm linh rộng rãi, khang trang nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân nhưng vẫn giữ nguyên nếp chùa cổ. Chùa Thiên Hương đã và đang là một điểm đến ấm áp nghĩa tình, thu hút Phật tử, du khách đến để vừa có thể chiêm bái cửa thiền, vừa làm thiện nguyện xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.