Ngôi đền độc nhất vô nhị xây hoàn toàn bằng đá, không mái che

Ngôi đền độc đáo với kiến trúc hoàn toàn bằng đá, đặt lộ thiên, “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Ngôi đền độc đáo với kiến trúc hoàn toàn bằng đá, đặt lộ thiên, “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khác với hầu hết các ngôi đền của Việt Nam đều lợp ngói nam, cột gỗ, đền Canh Sơn (ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) được xem là độc nhất vô nhị với kiến trúc đặc sắc làm hoàn toàn bằng đá, được đặt lộ thiên, không có mái che.

Đền Canh Sơn (tên gọi khác là đền Bì) tọa lạc trên một khu đất rộng gần 3 hecta tại thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Theo lịch sử nhà đền, địa chỉ tín ngưỡng tâm linh này được xây dựng từ thế kỷ 17, thờ hai vị thành hoàng là Kinh Sơn và Trí Minh. Đây là hai vị thánh sinh sống từ thời nhà nước Văn Lang, có công giúp vua Hùng đánh giặc, mở mang làng xóm. Ngôi đền này thuộc hàng “ngũ linh từ” tức 5 ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở địa phương.

Từ thuở sơ khai đền Canh Sơn đã được thờ ngoài trời. Đến cuối thế kỷ 19, đền được tu bổ, tôn tạo lại. Năm 2022, địa phương tu bổ, tôn tạo một số hạng mục như cải tạo nghi môn (còn gọi là Vọng vân đài), tường bao trước đền, giếng ngọc hình bán nguyệt trước đền được kè đá, ốp lát đá xung quanh...

Đền chính có kiến trúc thuần bằng đá theo kiểu tam cấp. Cấp trên cùng, cao nhất, thờ thần Kinh Sơn Linh ứng Đại vương; cấp giữa thờ Bản cảnh Trí Minh Đại vương; cấp ngoài cùng thờ Công Đồng.

Tất cả các đồ thờ tự trong đền như lục bình, lư hương, bát hương cũng đều làm bằng đá, được đặt trên bề mặt những phiến đá lớn, thứ tự thành 2 lớp trong và ngoài theo các khung cửa võng đá, trên đề chữ Hán chạm hình rồng chầu mặt trời, rồng chầu hổ phù, hoa dây, vân tản...

Phía trước đền là đường nhựa liên huyện chạy qua, bên kia đường có đầm Bì rộng lớn, nơi có 5 nguồn nước đổ về. Xung quanh đền là khu đồng đất có một số đường đồng mang hình bút nghiên, ấn kiếm. Phía sau đền là đường Sơn Đôi cao dần về phía Đông. Theo người dân, ngôi đền nằm ở vị trí tốt, phong thủy đắc địa.

Trong cùng khuôn viên, ngay phía sau đền có chùa Vân Quang, phủ mẫu tạo cho nơi đây trở thành một cụm di tích tôn giáo - tín ngưỡng của địa phương. Đền Canh Sơn và chùa Canh Sơn luôn mở rộng cửa phục vụ tín ngưỡng của người dân, du khách. Đặc biệt dịp đầu xuân, năm mới, nơi đây trở thành địa điểm thu hút đông đảo người dân, du khách khắp nơi.

Đền đá Canh Sơn đã được UBND TP Hải Phòng xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố từ năm 2003.

Hình ảnh cổ kính, độc đáo của ngôi đền đá:

Ngôi đền lộ thiên dưới tán những cây cổ thụ.

Ngôi đền lộ thiên dưới tán những cây cổ thụ.

Cổng tam quan ngôi đền cổ uy nghi soi bóng xuống giếng nước hình bán nguyệt.

Cổng tam quan ngôi đền cổ uy nghi soi bóng xuống giếng nước hình bán nguyệt.

Giếng nước hình bán nguyệt trước cổng tam quan.

Giếng nước hình bán nguyệt trước cổng tam quan.

Nghi môn - còn gọi là Vọng Vân đài trước cửa đền.

Nghi môn - còn gọi là Vọng Vân đài trước cửa đền.

Các thiết kế đồ thờ trong đền như lư hương, bát hương, lục bình đều làm bằng đá. Trước cửa đền là cặp voi đá đứng chầu.

Các thiết kế đồ thờ trong đền như lư hương, bát hương, lục bình đều làm bằng đá. Trước cửa đền là cặp voi đá đứng chầu.

Chùa Vân Quang phía sau ngôi đền, trong cùng khuôn viên, tạo nên một cụm di tích đặc sắc.

Chùa Vân Quang phía sau ngôi đền, trong cùng khuôn viên, tạo nên một cụm di tích đặc sắc.

Tượng Phật bà trong sân chùa Vân Quang.

Tượng Phật bà trong sân chùa Vân Quang.

Tin cùng chuyên mục

Cần lựa chọn loài cây phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cây xanh)

Ngôi nhà mỗi ngày một màu xanh

(PLVN) - Giữa phố thị ồn ào, xô bồ, hiện nay, rất nhiều người đang “thèm” một chút không gian xanh tươi mát. Mỗi người sẽ có một cách làm riêng, từ việc thiết kế lại ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, hay đơn giản chỉ cần mỗi ngày thay một bình hoa, thêm một chậu cây nho nhỏ.

Đọc thêm

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?
(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Ý nghĩa của Ấn đền trần trong tâm thức người Việt

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2/2025).
(PLVN) - Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần.

Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025

Một mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng
(PLVN) - "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" - từ lâu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng, chuẩn bị lễ vật tươm tất, dâng thần linh và gia tiên, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.

Danh tăng Đất Việt: 'Cứ nhìn tôi là lão nông tăng thanh bần…' (Kỳ 2)

Đức Đệ tam Pháp chủ trong một đàn tràng. Bên trái Ngài là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều công đức phước phần xiền xương Phật giáo Việt Nam; bên phải Ngài là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Được ủy thác của Giáo hội ngồi lên ngôi cao, xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

Hôm nay mới thực sự là ngày Lập Xuân - khởi đầu năm mới

Hình minh họa
(PLVN) - Hôm nay (3/2/2025) mới thực sự là ngày Lập Xuân 2025 – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong thiên nhiên và đời sống con người. Đặc biệt, năm 2025 có đến hai lần Lập Xuân, một hiện tượng hiếm gặp mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm quan trọng để thực hiện nghi lễ cúng tế, xuất hành theo hướng tốt và tuân thủ những điều kiêng kỵ để đón nhận một năm mới bình an, thuận lợi.

Tìm về những chốn linh thiêng ở Vĩnh Phúc

Đền Bà Vĩnh Phúc
(PLVN) - Vĩnh Phúc – vùng đất giao thoa giữa thiên nhiên kỳ vĩ và nét văn hóa tâm linh đặc sắc, là nơi hội tụ những đền chùa, di tích mang đậm dấu ấn lịch sử. Hãy cùng khám phá những chốn linh thiêng, có niên đại lâu đời và hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo ở Vĩnh Phúc.