Đại đức, liệt sĩ Thích Giác Lượng: Một nhân sĩ giàu lòng yêu nước

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hy sinh khi tuổi đời mới ngoài 30, nhưng nhà sư Thích Giác Lượng - tức liệt sĩ Ngô Sáu đã sống một cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ông từng là Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khu Trung bộ (Khu ủy khu 5).

“Thử đặt một hướng đi”

Qua lời kể, chứng từ của các cán bộ hoạt động cùng thời, Ðại đức Thích Giác Lượng tên khai sinh là Ngô Sáu, sinh năm 1934 trong một gia đình nông dân có 7 anh chị em ở xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 1954 làm phân đoàn trưởng thanh niên thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ.

Cuối năm 1954, ông xuất gia đi tu ở chùa Long Khánh, thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng. Năm 1957, về tu tại chùa Hồ Sơn, làm đệ tử Hòa thượng Đặng Xuân Trường, sau đó lên chùa Minh Sơn, Minh Đức học đạo với Hòa thượng Hưng Từ.

Thầy Ngô Sáu thông minh lanh lợi nên được cho vào Sài Gòn học ở Đại học Vạn Hạnh. Tại đây, ông được tiếp xúc với các hòa thượng, thượng tọa tiến bộ, các nhân sĩ trí thức, sinh viên yêu nước; đồng thời tham gia nhiều cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh, phật tử và nhân dân chống ách áp bức của chính quyền tay sai.

Chân dung liệt sĩ, đại đức Thích Giác Lượng.

Chân dung liệt sĩ, đại đức Thích Giác Lượng.

Năm 1960, Đại đức Thích Giác Lượng trở về Phú Yên tu hành. Sau đó, ông ra xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phát nguyện lập chùa An Hòa. Chùa xây xong, đông đảo phật tử, người dân đến lễ chùa. Thấy vậy, ngụy quyền tìm mọi cách ngăn cản và gây khó khăn.

Trăn trở nhiều về đạo và đời, về nhân dân và Tổ quốc, năm 1962, Đại đức Thích Giác Lượng viết quyển sách “Thử đặt một hướng đi”, nội dung bày tỏ nguyện vọng tha thiết về một xứ sở thanh bình, quê hương không còn tiếng bom đạn.

Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình hành động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và được Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Trung bộ mời tham gia kháng chiến, Đại đức Thích Giác Lượng đã tạm biệt tăng ni, phật tử rồi lên chiến khu vào tháng 8/1964.

“Làm cách mạng là vì đời mà cũng là vì đạo”

Hai tháng sau khi lên chiến khu, Đại đức Thích Giác Lượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên giải phóng khu Trung Trung bộ và bầu vào Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Trung bộ.

Trong hoàn cảnh còn khó khăn, thiếu thốn, ông sẵn sàng từ chối những chế độ dù là ít ỏi, vẫn giữ sự chay tịnh của nhà tu hành. Ông nói: “Tôi đã phát nguyện làm người tu hành, suốt đời giữ giới hạnh. Ngày nay tôi làm cách mạng là vì đời mà cũng là vì đạo. Khi cách mạng thắng lợi, tôi sẽ trở về với tín hữu mà không có gì phải hổ thẹn”.

Đại đức Thích Giác Lượng đã đi đến nhiều thôn, xã, vào tận những vùng “sát nách” địch ở Quảng Nam, Quảng Ngãi để thuyết pháp, giảng giải cho người dân thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; đồng thời kêu gọi con em ở “phía bên kia” làm điều lành, tránh điều dữ.

Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Ngô Sáu.

Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Ngô Sáu.

Sự có mặt và tiếng nói của ông từ vùng giải phóng vang xa đến vùng địch kiểm soát, vào tận các thành phố, thị xã. Một số đạo hữu đã lặn lội vượt qua vòng kìm kẹp của địch để đến vùng giải phóng vấn an, thỉnh giáo ông.

Ngày 15/11/1967, trong chuyến đi từ huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) về huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam), Đại đức Thích Giác Lượng đã bị trúng bom và hy sinh. Tin buồn này đã gây xúc động lớn trong cán bộ, chiến sĩ, người dân và đông đảo phật tử.

Thi hài ông sau đó được chôn cất ở huyện miền núi Trà My. Đến năm 1997, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đã tổ chức đưa hài cốt của liệt sĩ Ngô Sáu, tức Đại đức, Pháp sư Thích Giác Lượng về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Phú Yên.

Với những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đại đức Thích Giác Lượng đã được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quyết thắng và Huân chương Giải phóng.

Cha mẹ của liệt sĩ Ngô Sáu có 7 người con thì đã có 3 người là liệt sĩ. Đó là các liệt sĩ Ngô Khá, Ngô Hãng, Ngô Sáu. Ngoài ra còn có liệt sĩ Ngô Thượng là cháu gọi liệt sĩ Ngô Sáu bằng chú ruột. Bà Nguyễn Thị Kỷ (mẹ và nội của các liệt sĩ) đã được truy phong là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.