Nghiên cứu ChatGPT và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân

Hình ảnh tại Tọa đàm.
Hình ảnh tại Tọa đàm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các ý kiến cho rằng, ChatGPT có thể ứng dụng tốt vào việc hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, ChatGPT cũng đặt ra nhiều thách thức, rủi ro như việc đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và an toàn thông tin...

Ngày 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP HCM và Thành Đoàn TP HCM tổ chức Tọa đàm về “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý Nhà nước, các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức”.

Người dùng phải giỏi hơn và làm chủ được ChatGPT

Tọa đàm là một trong số các giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP HCM giai đoạn 2020-2030”. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý tìm ra các giải pháp và xây dựng kế hoạch tương lai trong việc sử dụng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại Tọa đàm, Giám đốc Sở TT&TT TP HCM Lâm Đình Thắng cho biết, ra mắt vào tháng 11/2022, chỉ sau 2 tháng, ChatGPT đã đạt khoảng 100 triệu người dùng, tạo nên “cơn sốt” trên toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp, kết quả khảo sát tại 1.000 doanh nghiệp được công bố vào ngày 25/2 vừa qua cho thấy, có khoảng 48% số doanh nghiệp cho biết ChatGPT đã bắt đầu thay thế một số vị trí nhân sự ở các công ty đó, giúp các công ty này tiết kiệm hàng trăm ngàn USD. “Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, có nhiều ý kiến cho rằng ChatGPT có thể ứng dựng tốt vào việc hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, ChatGPT đặt ra nhiều thách thức, nhiều rủi ro như việc đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và an toàn thông tin; việc kiểm soát và giải quyết các tranh chấp hay xung đột có liên quan đến ChatGPT”, ông Thắng nói.

Trong bối cảnh đó, Giám đốc Sở TT&TT TP HCM cho rằng, để sử dụng ChatGPT hiệu quả, cần bình tĩnh, thận trọng, xem xét một cách khách quan, khoa học. Những vấn đề có thể tận dụng được lợi thế để phục vụ tốt cho công việc thì bằng mọi cách chúng ta tận dụng, nhưng bên cạnh đó cũng phải nhận thức đúng và có giải pháp cho những rủi ro có thể phát sinh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Điền - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng hiện nay, các đơn vị, cơ quan quản lý có thể ứng dụng ChatGPT để phục vụ công việc trong các cơ quan hành chính nhằm tiết kiệm công sức cho cán bộ, người dân khi quản lý, tra cứu và trích xuất dữ liệu. “Ví dụ mỗi ngày, một cơ quan hành chính có thể nhận hàng ngàn thư từ, thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp. Nếu có thể ứng dụng ChatGPT để tạo câu trả lời sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều công sức”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Điền cũng cho rằng ChatGPT chỉ là một công cụ mang tính hỗ trợ, tham khảo chứ không nên phụ thuộc vào. Bởi nó cũng có sai số, thiếu chuẩn xác trong cung cấp kiến thức về lịch sử, kinh tế...

“ChatGPT không phân định được đâu là thông tin đúng và thông tin sai. Muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả thì người dùng phải tự trang bị kiến thức thông tin kỹ càng để có thể kiểm chứng độ chính xác mà nó cung cấp”, ông Điền phân tích. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả phải giỏi hơn và làm chủ được ChatGPT. Người dùng phải tự trang bị những kiến thức thông tin nền cao hơn ChatGPT để có thể kiểm chứng độ chính xác mà ChatGPT cung cấp...

Nhanh nhẹn, sáng suốt trong nắm bắt các cơ hội mới

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức khẳng định, thành phố rất quan tâm đến việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào mọi mặt, mọi lĩnh vực. Hiện nay, ChatGPT là một công cụ có rất nhiều điểm mạnh đang được nhiều người quan tâm, có sự hấp dẫn nhất định nên thành phố đã giao Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất nghiên cứu ChatGPT và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đưa vào phục vụ người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố. “ChatGPT và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo là cơ hội mới, chúng ta cần nhanh nhẹn nắm bắt, nhưng cần sáng suốt, không chạy theo một cách mù quáng và tiếp nhận một cách có chọn lọc”, ông Dương Anh Đức nêu rõ.

Phó Chủ tịch TP HCM đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tiếp tục tạo cơ hội cho các nhóm nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài thành phố tham gia cùng thành phố tìm hiểu về ChatGPT, hướng đến mục tiêu tiếp cận ứng dụng này nhằm định hướng đưa trí tuệ nhân tạo vào phục vụ người dân, phục vụ chính quyền thành phố một cách hiệu quả nhất.

Nhằm phát huy hiệu quả khai thác công cụ ChatGPT, Sở TT&TT TP HCM đã đặt hàng các chuyên gia nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong 4 lĩnh vực. Cụ thể, nghiên cứu ứng dụng ChatGPT hỗ trợ thành phố nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ, bao gồm ứng dụng vào việc trả lời tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; vào Tổng đài 1022 nhằm ghi nhận và trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng ChatGPT trong việc hỗ trợ cho Lãnh đạo thành phố như xây dựng hệ thống trợ lý ảo, đăng ký và kiểm tra lịch làm việc, tóm tắt hồ sơ, tài liệu, các nội dung liên quan.

Trong lĩnh vực giáo dục, TP HCM đặt hàng các chuyên gia nghiên cứu ứng dụng ChatGPT làm trợ lý ảo học tập phục vụ cho giảng viên, thầy, cô giáo, học sinh trên địa bàn; nghiên cứu cơ chế bảo mật, quản lý dữ liệu trong việc sử dụng ChatGPT.

Đọc thêm

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh An Giang: Hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn VNPT ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
(PLVN) - Ngày 26/3/2025, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ Ra mắt Bệnh án Điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.