Nghiêm cấm các hành vi có tính chất “tra tấn” hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo đối với trẻ em

(PLVN) - Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có các quy định liên quan đến phòng chống các hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người dưới các hình thức bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em...

Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em như Công ước về quyền dân sự, chính trị (1966), Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước về chống các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979), đặc biệt là Công ước quyền trẻ em (1989)...

Đồng thời, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có các quy định trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chống tra tấn như Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự , Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Bồi thường Nhà nước, Luật Trẻ em... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, các chuẩn mực chung về quyền con người, quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế đều được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và được đảm bảo thi hành trên thực tiễn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù của Việt Nam.

Bên cạnh việc đảm bảo và tôn trọng quyền con người nói chung, trẻ em cũng là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm bảo vệ trước mọi hành vi xâm hại trong đó có hành vi tra tấn. Đối chiếu các quy định của Công ước chống tra tấn với Luật trẻ em 2016 cho thấy các quy định của Luật trẻ em hoàn toàn phù hợp, tương thích với các quy định của Công ước chống tra tấn (Công ước CAT).

Điều 2 Công ước CAT quy định mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoặc các biện pháp hiệu quả khác để ngăn chặn các hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.

Điều 4 Công ước CAT cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng loã hoặc tham gia việc tra tấn.

Đáp ứng yêu cầu này, trong Bộ luật hình sự 2015 đã quy định những tội phạm tương ứng với các hành vi xâm hại trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em 2016 như tội giết người (hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi… (tương ứng với hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em), tội bức cung, tội dùng nhục hình (tương ứng với yêu cầu không tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác)...

Bên cạnh đó, Luật Trẻ em 2016 cũng đã quy định các biện pháp khá cụ thể và toàn diện nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi hành vi tra tấn nói riêng. Cụ thể là các biện pháp về nguồn lực, tài chính, nhân lực, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể…

Chương II Luật Trẻ em 2016 gồm 25 điều luật từ Điều 12 đến Điều 36 quy định cụ thể, chi tiết về quyền trẻ em. Trong đó Điều 25; 26 và 27 quy định về quyền của trẻ em, qua đó gián tiếp bảo vệ trẻ em khỏi hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo. Điều 30 quy định về quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính. Điều luật này đã trực tiếp quy định bảo vệ trẻ em khỏi hành vi tra tấn.

Cụ thể là quy định cho trẻ em các quyền: Bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; Không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Có thể thấy thấy, các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong Luật trẻ em 2016 hoàn toàn phù hợp, tương thích, đáp ứng các yêu cầu của Công ước CAT. Luật Trẻ em 2016 đã có các quy định nghiêm cấm các hành vi có tính chất “tra tấn” hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo đối với trẻ em, quy định quyền trẻ em khá cụ thể và toàn diện để đảm bảo bảo vệ trẻ em khỏi hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, quy định một số biện pháp để ngăn chặn các hành vi này. Ngoài ra, Luật còn dành riêng một điều để quy định quyền của trẻ em trong tố tụng và xử lí vi phạm hành chính nhằm chống tra tấn trẻ em.

Đọc thêm

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Yên Bái thi hành xong gần 4 ngàn việc

Yên Bái thi hành xong gần 4 ngàn việc
(PLVN) - Chiều 24/10, Cục THADS tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị giao ban công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) Quý IV năm 2024.

Sơn La: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Báo cáo viên pháp luật truyền đạt kiến thức pháp luật về Trợ giúp pháp lý cho các đại biểu.
(PLVN) - Ngày 25/10, tại huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức trợ giúp pháp lý cho công chức câp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người có liên quan tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.