Nghịch lý nơi cứu nạn tàu thuyền phát sinh tai nạn

Tàu cá neo đậu dày đặc trong âu thuyền cũng có thể va đập vào nhau gây thiệt hại không nhỏ (Hình minh họa).
Tàu cá neo đậu dày đặc trong âu thuyền cũng có thể va đập vào nhau gây thiệt hại không nhỏ (Hình minh họa).
(PLO) - Mỗi khi có bão, các tàu thuyền đánh cá ngoài khơi lại hối hả vào bờ tìm nơi tránh trú. Tuy nhiên, một số tỉnh ven biển hiện nay có tình trạng chung là tàu nhiều, âu thuyền ít khiến các âu thuyền bị quá tải, hoặc âu thuyền thiết kế chưa phù hợp, luồng lạch bị bồi lắng nên nhiều tàu bè tránh bão ngoài biển lại gặp sự cố mắc cạn, chìm tàu hay hỏng hóc do va đập khi tránh trú bão trong các âu thuyền.

Chưa gặp bão đã chìm tàu

Đêm 12/9/2016, bão số 4 (RAI) đã đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây thiệt hại không đáng kể. Theo báo cáo, để phòng tránh bão số 4, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các tỉnh từ Nghệ An tới Bình Thuận đã thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho 68.817 tàu thuyền/298.205 ngư dân biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Theo báo cáo của Phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh BĐBP, tính đến 10h hôm qua (13/9), bão số 4 không gây thiệt hại về người, nhưng có 6 tàu thuyền bị hư hại. 

Đáng lưu ý, chiều 12/9/2016, 2 tàu cá QNg 92936TS của ông Phạm Văn Hùng và QNg 44627TS của ông Nguyễn Ca (tỉnh Quảng Ngãi) chạy vào bờ để tránh cơn bão số 4 (RAI) đã bị mắc cạn, rồi chìm tại Cửa Đại. Bão số 4 cũng đánh chìm, gây mắc cạn 3 tàu đang neo đậu tại các cảng biển ở Đà Nẵng gồm: Tàu Đna 2054 neo đậu tại khu vực biển Thành Vinh, Thọ Quang bị sóng đánh chìm. Lúc 1h sáng ngày 13/9/2016, tàu TTH 90618 trong lúc neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang cũng bị sóng đánh chìm.

2h ngày 13/9, tàu Bình Dương 288 của Công ty TNHH Hoàng Ngân (địa chỉ Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) gồm 6 lao động đang neo đậu trước cửa Nhà máy Xi măng Hải Vân bị sóng đánh trượt neo, mắc cạn tại bãi biển Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Những vụ tai nạn tương tự diễn ra khá nhiều lần trong những năm gần đây do tình trạng cảng biển, âu thuyền ngày một thêm bồi lắng, luồng lạch hẹp, các trụ bê tông neo tàu quá gần nhau. Trước đó, ngày 18/1/2014, tàu cá mang số hiệu TTH 26669 của ông Hồ Văn Hiền (43 tuổi, ngụ thị trấn Thuận An, Thừa Thiên - Huế) sau khi đánh bắt cá, đang trên đường vào cảng Thuận An tránh bão thì bị mắc cạn ngay tại luồng ra vào cảng. Sóng to gió lớn nên tàu ông Hiền nhanh chóng bị đánh chìm làm 4 ngư dân thiệt mạng. Chiếc tàu sau đó được trục vớt vào bờ nhưng đã hư hại nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. 

Để tránh cơn bão số 3 (giữa tháng 9/2015), ông Lương Công Dũng (38 tuổi, ở thôn 4, xã Tam Giang) phải đưa tàu QNa 91557 vào âu thuyền An Hòa, tỉnh Quảng Nam trú tạm. Con tàu sau đó đã bị chìm không phải do gió bão giật mà bị va đập vào các trụ bê tông khiến thân tàu phía bên phải nứt toác, nước ào ào chảy vào nhấn chìm tàu,  gây khoảng 500 triệu đồng. 

Nháo nhào tìm nơi neo đậu

Một năm chỉ vài lần tránh bão nhưng một số ngư dân phản ánh vô cùng ngao ngán khi phải nháo nhào tìm kiếm nơi neo đậu tàu thuyền. Mỗi khi có bão, các tàu thuyền được gọi hối hả vào bờ, dù rằng có tàu chỉ đánh bắt được ít hải sản, trong khi chi phí tiền dầu rất lớn. Đã vậy, khi vào bờ, nhiều tàu thuyền không biết neo đậu ở đâu để tránh trú bão khi các âu thuyền đều quá tải hay xuống cấp, thiết kế không phù hợp, dẫn đến tình trạng, âu thuyền tránh bão trở thành cái “bẫy” nguy hiểm cho tàu thuyền. Thuyền nhỏ neo đậu tránh bão đã khó, thuyền công suất lớn tìm được nơi tránh trú an toàn càng gian nan hơn, nhất là khi có bão lớn.

Con tàu là tài sản lớn của ngư dân, nếu không có nơi neo đậu an toàn, tàu có sự cố gì thì ngư dân phá sản, trắng tay. Với chính sách hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, dự báo lượng tàu cá sẽ tăng lên nhiều trong những năm tới nhưng nơi tránh trú bão còn nhiều bất cập. Ví dụ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có trên 1.320 tàu thuyền khai thác hải sản với tổng công suất trên 336.000CV, trong đó tàu có công suất từ 90CV trở lên là 740 tàu.

Trung bình mỗi năm ngư dân các xã đóng mới từ 10 - 15 phương tiện có công suất từ 900 CV - 1.200 CV. Với việc phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn khiến cho chỗ neo đậu quá tải, ra vào luồng lạch khó khăn, đây là một thách thức lớn trong công tác quản lý. 

Mỗi khi mưa to, gió bão, hàng trăm chiếc tàu chen chúc, xô đẩy nhau. Chuyện bị va đập gây hư hỏng tàu thuyền thường xuyên xảy ra. Có khi sóng lớn xô tàu vào thành cảng gây vỡ tàu, sửa chữa mất cả trăm triệu.

Thiếu nơi neo đậu, ngư dân đành phó mặc gia tài của mình cho sóng gió. Tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang - nơi vừa có tàu bị chìm, trước đây, tàu cá vào tránh trú bão chỉ có 900 chiếc. Trong cơn bão tháng 3/2015 và cơn bão mới đây, có đến trên 1.255 chiếc vào, gây quá tải. Theo thiết kế, mỗi phao neo chỉ neo 5 tàu. Trong cơn bão này, Ban Quản lý phải bố trí đến 8 tàu/phao neo. Khi có tin báo bão, bao nhiêu tàu vào thì phải sắp xếp neo đậu hết chừng đó, không thể từ chối được, mà quá tải thì độ an toàn giảm xuống.

Tỉnh Hà Tĩnh có 4 âu thuyền tránh trú bão tại các địa phương: Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Kỳ Anh. Trong đó, mới chỉ có 2 âu thuyền Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Sót (Lộc Hà) đưa vào sử dụng, các âu thuyền còn lại đang được xây dựng. Những năm gần đây, luồng lạch tại các âu thuyền tránh trú bão bị bồi lắng nghiêm trọng khiến 2 âu thuyền Cẩm Nhượng và Cửa Sót không còn là chốn trú ẩn an toàn. Theo thiết kế, các âu thuyền trú bão trên có thể chứa 250-300 tàu vào trú bão. Thế nhưng, những mùa mưa bão gần đây, âu tránh trú bão Cửa Sót, Cửa Nhượng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 150-200 phương tiện

Để ngư dân yên tâm bám biển, phát triển kinh tế, cần có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân như đầu tư nâng cấp xây dựng cảng cá, bến cá và quan trọng nhất là xây dựng các âu thuyền cho ngư dân tránh bão nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và tài sản của ngư dân.

Năm 2015, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, 28 tỉnh, thành phố ven biển có 125 cảng cá gồm: 35 cảng cá loại 1 và 90 cảng cá loại 2, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.250.000 tấn/năm và 146 khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá (30 khu cấp vùng, 116 khu cấp tỉnh), đảm bảo nhu cầu neo đậu cho khoảng 98.310 tàu cá. Trong đó, trong đất liền có 98 cảng cá và 124 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Các đảo có 27 cảng cá đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 209.000 tấn/năm và 22 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 16.800 tỉ đồng, tập trung đầu tư xây dựng các cảng cá trong các trung tâm nghề cá lớn, các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại các đảo và khu vực miền Trung, các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đang đầu tư xây dựng dở dang.

Giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng các cảng cá loại 1 và khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, đầu tư các khu neo đậu còn lại, với nguồn vốn 13.000 tỉ đồng…

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.