Nghịch lý năng suất lao động ở Việt Nam

Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị
(PLVN) - Khai khoáng và nông nghiệp là 2 lĩnh vực đang chứa đựng nhiều trái khoáy khi bàn về chuyện năng suất lao động các ngành kinh tế, khi một ngành năng suất rất cao nhưng tăng trưởng… âm, ngành còn lại có tới hơn 20 triệu lao động thì năng suất lại thấp. Những nội dung này được chỉ ra tại  Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia tổ chức sáng 7/8 tại Hà Nội, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.  

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp  

Theo báo cáo của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần so với năng suất lao động của Việt Nam, thì đến năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần và 2,2 lần. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Ở ngành khai khoáng có năng suất lao động cao nhất (trong khi giá trị đóng góp cho GDP nhiều năm gần đây liên tục là con số 0, thậm chí hầu hết là tăng trưởng âm), tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống có năng suất lao động còn khá thấp. Các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là có năng suất lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế.

Giải thích rõ hơn, ông Lâm cho biết, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng năng suất lao động nhưng tập trung cao ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp đến trung bình.

Trong khi đó, ngành công nghệ cao tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại hoạt động ở khâu lắp ráp, nhập khẩu linh kiện, giá trị gia tăng tạo ra trong nước tương đối thấp. Đồng thời, ngành công nghệ cao chủ yếu tận dụng lao động chi phí giá rẻ, chưa có nhiều tác động lan tỏa đối với khu vực trong nước nên chưa tạo đột phá về tăng năng suất lao động.

Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục ở mức cao. Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao nhất với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ. 

Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mức năng suất lao động rất thấp, thấp nhất trong các khu vực kinh tế. Theo thống kê, đến năm 2018, theo giá hiện hành, khu vực này chỉ đạt 39,8 triệu đồng/lao động (tức là một người lao động chỉ làm ra 39,8 triệu đồng giá trị hàng hóa/năm), trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tới 131 triệu đồng/lao động.

Thủ tướng định hướng giải pháp nâng cao năng suất lao động

Nói về nghịch lý trong tăng trưởng và năng suất lao động đang diễn ra ở Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, lĩnh vực khai khoáng tăng trưởng thấp là do kế hoạch khai thác dầu thô và than giảm, sản lượng khai thác tính trong GDP thấp. Tuy nhiên, năng suất lao động trong khai khoáng lại cao nhất trong các lĩnh vực kinh tế là do  đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên.

Gần đây, lĩnh vực này cũng liên tục cắt giảm lao động, song song đó lại sử dụng công nghệ khai thác nên năng suất cao. Thêm nữa, đây là ngành có lợi thế về quy mô vốn, chi phí trung gian thấp, lợi thế về khoa học công nghệ (KHCN) ứng dụng trong sản xuất.

Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng rất cao nhưng năng suất lao động lại đạt thấp nhất là do đội ngũ làm trong lĩnh vực này rất đông, với hơn 20 triệu lao động,  đa phần là lao động giản đơn, lao động thời vụ, ít ứng dụng KHCN.

Ông Lâm còn cho biết thêm, thời gian qua, khu vực nông thôn đang có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản, đã góp phần nâng cao năng suất lao động chung của nền kinh tế.  “Tăng năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ rất phổ biến ở các quốc gia có mức độ phát triển thấp”, ông Lâm nói.

Thực tế, hiện nay, Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng chỉ ra nguyên nhân khiến năng suất lao động chưa cao một phần vì các điểm nghẽn về thể chế kinh tế. Trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp. Thiếu nhân lực kỹ năng cao, đặc biệt là kỹ năng mới nổi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số. Động cơ sáng tạo đổi mới còn thiếu và yếu.

Với phân tích đó, Thủ tướng nêu các định hướng lớn để thúc đẩy tăng năng suất lao động mà đầu tiên là phải cải cách thể chế để khắc phục “nút thắt” ở trên. Nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cấp chất lượng môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế để mọi lao động được trao cơ hội, qua đó có thể phát huy tối đa năng lực của mình, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của nền kinh tế và xã hội.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, theo Thủ tướng nếu có nhiều doanh nghiệp chủ lực thì chắc năng suất lao động sẽ khác và được cải thiện nhiều. Đáng chú ý doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa đến 1%. Do đó, việc thu hút doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp sẽ là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, nhất là những doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến.

Một hướng quan trọng để giải bài toán năng suất hiện nay là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sang lao động có kỹ năng. Ngoài ra, cải cách khu vực tài chính ngân hàng để dòng vốn chảy vào khu vực có năng suất cao nhất.

Bên cạnh đó cần cải cách mạnh mẽ và nhanh hơn nữa khu vực doanh nghiệp Nhà nước để khơi thông và giải phóng các nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy, hỗ trợ khu vực tư nhân và các khu vực khác như hợp tác xã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Đặc biệt là khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo; Tiếp tục thu hút FDI một cách có chọn lựa, ưu tiên các dự án sử dụng nguồn lực chất lượng cao để cùng với khu vực kinh tế trong nước nâng cấp nền sản xuất, tăng năng suất chung của nền kinh tế…

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào “Năng suất lao động quốc gia”.

“Tiềm lực trong mỗi người dân Việt Nam còn rất lớn. Nếu tăng năng suất lao động lên gấp đôi thì mức sống sẽ được nâng lên đáng kể. Đây không phải là nhiệm vụ bất khả thi vì tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao hơn nhiều nước và mức tăng đang cao nhất khu vực ASEAN. Tuy nhiên, còn nhiều điểm nghẽn khiến năng suất lao động Việt Nam chưa được bung ra, nâng cao hơn trong đó có các điểm nghẽn về thể chế kinh tế, quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ; Hay tính cạnh tranh về giá cả, tiền lương còn thấp chưa vận động theo tín hiệu thị trường…”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.